Bình luận: Hàng Đầu Rồi Tiến Về Đâu

Printer-friendly versionPrinter-friendly version

Chỉ từ sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền nam dân chúng mới thấm thía hiểu rõ vì sao 2 chữ “Lao Động” được đảng và nhà nước quan tâm đến thế. Và cũng từ đó danh từ “lao động” nở rộ như hoa ni long không bao giờ tàn.

Trước tiên nhà nước hô hào “lao động tang năng xuất gấp tram gấp ngàn lần thời Mỹ Ngụy và nói chắc như đinh đóng cột: “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Do đó, người tù cải tạo được bắt buộc tự dựng nhà tù, tự trồng trọt mà không có một tấc sắt trong tay. Vợ con của họ ở nhà ở đói khổ triền miên, phải lao động thủy lợi, lao động ở những vùng kinh tế mới, thanh niên, thiếu nữ bị ép xuất cảng lao động. Toàn dân “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” đúng nghĩa “lao động là vinh quang”.

Dân miền bắc thì đã biết “lao động là vinh quang” từ hồi năm 1945 và cho tới nay vẫn lao động chết bỏ mới đủ cơm ăn. Cộng Sản không những chỉ bạc đãi, trả thù lính Việt Nam Cộng Hòa mà bộ đội của họ cũng bị bạc đãi thê thảm không kém. Còn những bà được đảng cho  là có công với cách mạng như là đặc công nằm vùng, chứa chấp du kích hay là có con đi bộ đội chống Mỹ cứu nước v…v…được phong là các bà mẹ anh hung, hay bà mẹ cách mạng, mẹ liệt sĩ. số phận cũng chẳng hơn gì những đứa con đang sống tơi tả hay bỏ thây ở những vùng đèo heo hút gió trên bước đường gọi là “giải phóng miền nam”. Các bà này bây giờ chắc đã sáng mắt vì cái bằng “liệt sĩ” của con bà không nấu lên ăn cho đỡ đói được.

Thế nhưng đảng vẫn luôn luôn ra rả kêu toàn quốc tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, tiến vậy chưa đủ. Và có lẽ để mau chóng tiến lên theo ý nhà nước, nên nhiều nghề rất quái lạ nảy sinh-như là Dắt chó cho nhà giàu đi dạo mát. “Bế lợn thuê”, nghĩa là bế heo lên cho chủ bán heo cân heo bán được dễ dàng. Nghề “Xẻ thịt” dây điện là sau khi được bóc lớp vỏ nhựa ngoài, từng cuộn dây điện nhỏ bên trong được mang đến chợ điện tử bán. Nghề ngồi cho muỗi đốt để người ta thí nghiệm. Nghề bán máu, rất thông dụng để nuôi con ăn học.

Mới đây có nghề câu sắt! Nghề này đập thủy điện Nghệ An. Người câu sắt dùng những sợi dây câu thả xuống dòng sông Lam để câu những thanh thép, những tấm sắt. Những vật dụng kim loại này dung cho việc xây đập nay không dung nữa, bị vứt lại nơi đây. Muốn câu sắt, người ta ngâm mình dưới sông, cạnh chân đập để câu. Nhiều thanh sắt nặng thì phải lặn xuống rồi vớt lên. Các em học sinh cấp 1, cấp 2 cũng gia nhập làng "câu sắt" giúp cha mẹ kiếm cơm- mặc dù nghề này nguy hiểm có thể sẩy chân chết đuối, rách tay, cắt chân. 

Dân nghèo, dân lao động ở nước nào, thời nào cũng nhưng họ được hưởng không khí tự do. Như thời Việt Nam Cộng Hòa, hình ảnh cuộc sống nông dân êm đềm hạnh phúc “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”, trên đồng lúa xanh rì rào, mát mắt. Hay ngư dân được tả qua nhà thơ Tế Hanh “…Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe. Những con cá tươi ngon thân bạc trắng…”. Người dân lao động sống trong một đất nước tự do dân chủ, “nghèo mà vui” họ được chính phủ hổ trợ khi cần, con cái họ được đi học. Từ người giàu đến người nghèo đều được họ sống an lành dưới sự bảo vệ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa- giữ gìn bờ cõi từ đồng bằng, ra tới biển khơi. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bảo đảm để “người cày có ruộng”, “ngư dân có biển”. Họ giúp người nghèo nhưng không tuyên truyền để người nghèo căm thù kẻ giàu để đấu tố tàn sát như “Cải cách ruộng đất” của Cộng Sản, con cái đấu tố cha mẹ, anh em đấu tố lẫn nhau, nông dân đấu tố địa chủ….tất cả là do chính sách nhồi sọ sự thù hận tàn ác của Việt Cộng.

Nhân ngày lễ Lao Động Hoa Kỳ, mọi người từ giới văn phòng gi ới lao động chân tay đều được nghĩ ngơi, hạnh phúc bên người thân, chúng ta lại ngậm ngùi thương cho dân Việt Nam. Người cày không còn ruộng, đồng khô, cỏ cháy do Trung Cộng giữ nước thượng nguồn. Ngư dân không có biển. Biển bị Trung Cộng chiếm, các chủ nhà thầu của Tàu đầu độc biển, cá chết trắng bãi. Dân không còn cá để ăn. Muốn lao động cũng không còn biết lao động ở đâu.  Trong khi nhà cầm quyền vẫn tiếp tục kêu gào “tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa”. Dân chúng mỉa mai  “Thi đua ta quyết tiến lên.Tiến lên ta quyết tiến lên hàng đầu.Hàng đầu... rồi... tiến... về... đâu? “Không còn chỗ nào có thể tả tơi hơn cho nhân dân tiến hơn được nữa!

Thu Nga