Truyện Ngắn

Bà Aung San Suu Kyi Được Trả Tự Do
Submitted by quanhung on Thu, 11/25/2010 - 08:06.Bình Luận: Hiệu Báo Mới cho Bắc Kinh & Hà Nội
Submitted by quanhung on Thu, 11/25/2010 - 08:04.Uyên Thao
Ngày 10 tháng 12 tới đây, lễ trao tặng giải Nobel Hoà Bình mới được tổ chức, nhưng ngay thời điểm này, buổi lễ bình thường đó đang gây sóng gió cho chế độ Bắc Kinh. Theo nhận định chung của giới quan sát, sự việc xẩy ra chỉ do Bắc Kinh đã quá tự tin để thực hiện phương thức ngoại giao nắm đấm. Bởi ngay sau khi lên tiếng buộc Na Uy huỷ bỏ quyết định trao tặng giải cho nhân vật đối kháng Lưu Hiểu Ba bất thành, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước là yêu cầu các quốc gia không gửi đại diện tới tham dự lễ trao giải. Điều vượt khỏi tượng tượng của mọi người là Bắc Kinh đã kèm theo yêu cầu lời cảnh cáo nếu không tẩy chay sẽ phải nhận chịu hậu quả.
Nắm đấm ngoại giao của Bắc Kinh đã được trả lời tức khắc bằng quyết định của 36 quốc gia xác nhận sẽ cử đại diện tới dự lễ. Thuận theo ý Bắc Kinh chỉ có vỏn vẹn 6 quốc gia là Nga, Cuba, Việt Nam, Iran, Kazachstan và Morocco là những nước kể như chắc chắn không tham dự dù có yêu cầu của Bắc Kinh hay không. Phát ngôn viên toà đại sứ Nga tại Oslo đã nói rõ về sự vắng mặt của đại diện Nga trong buổi lễ chỉ là điều bình thường và quyết định của Nga không do sức ép của Trung Quốc.
Bình Luận: Những Trang Anh Thư từ Miến Điện đến Việt Nam
Submitted by quanhung on Sat, 11/20/2010 - 13:14.Tuy với gương mặt khả ái, dịu dàng nhưng tánh tình cương nghị và thẳng thắng, chỉ hai ngày sau khi được trả tự do, lãnh tụ dân chủ tại Miến Điện bà Aung San Suu Kyi, người tù nổi tiếng nhất thế giới, cho hay bà muốn thực hiện cuộc cách mạng không đổ máu tại Miến Điện.
Bình Luận: Việt Nam, Thực Tế & Chọn Lựa
Submitted by quanhung on Thu, 11/18/2010 - 08:25.Uyên Thao
Vào thời điểm này, không còn ai ngạc nhiên trước sự khẳng định Hoa Kỳ đang củng cố và khai triển ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Bởi vấn đề đã vượt khỏi giới hạn lời lẽ ngoại giao và được chứng minh bằng nhiều hành động cụ thể. Trên thực tế, tin tức báo chí đã ghi nhận quyết định mở cửa cảng Cam Ranh của Việt Nam như bước đi chiến lược đầu tiên chuẩn bị tiếp nhận các chiến hạm Hoa Kỳ. Khi loan báo quyết định mở cửa cảng Cam Ranh, các giới chức Hà Nội đều nhấn mạnh chủ trương biến Cam Ranh thành cơ sở dịch vụ tổng hợp nhắm giúp tàu bè quốc tế có nơi sửa chữa. Nhưng nhật báo South China Morning Post tại Hong Kông đã nhận định như sau: Hoa Kỳ và các cường quốc khu vực khác vốn là khắc tinh của Trung Quốc sẽ là những khách thường xuyên tại Cam Ranh. Bởi việc sửa chữa chỉ là cái cớ để chiến hạm Hoa Kỳ có mặt tại Cam Ranh và thường xuyên lui tới Biển Đông để biến thành một trở lực ngăn cản hải quân Trung Quốc tự tung tự tác.
Bình Luận: Biển Đông Qua Các Diễn Tiến Mới
Submitted by quanhung on Thu, 11/11/2010 - 13:27.Uyên Thao
Từ năm 2002, Trung Quốc đã cùng khối Đông Nam Á ký kết bản Tuyên Bố Về Cung Cách Ứng Xử tại Biển Đông DOC nhắm tiến tới mục tiêu giảm thiểu mức tranh chấp căng thẳng bằng những cuộc thương lượng giữa các quốc gia liên hệ và tạm bỏ qua mọi vấn đề liên hệ đến chủ quyền.
Nhưng cũng từ thời gian kể trên, Trung Quốc luôn luôn khẳng định Biển Đông là lãnh hải thuộc chủ quyền của riêng mình và đưa ra nhiều hành vi thể hiện lời khẳng định trên như tăng cường lực lượng tuần tra trên biển, mở rộng phạm vi tuần tra, ban bố lệnh cấm ngư dân Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á hoạt động tại vùng biển này.
Bình Luận: Bài Học Đoàn Kết
Submitted by quanhung on Fri, 11/05/2010 - 07:57.Bình Luận: Cam Ranh và Vinashin
Submitted by quanhung on Thu, 11/04/2010 - 08:01.Theo dõi hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN tại Hà Nội, nhật báo Pháp Libération ghi lại một điều được đánh giá là cần đặc biệt chú ý. Theo báo Libération, trong thời gian chuẩn bị và khai diễn hội nghị, chính quyền Hà Nội đã tiến hành một loạt hành vi trấn áp, bắt giam, kết án những người bất đồng chính kiến. Sự việc này được nhiều tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới nhắc nhở, thậm chí trực tiếp thông báo với các nhân vật lãnh đạo quốc tế với lời yêu cầu đưa vấn đề ra trước hội nghị. Thế nhưng khi vấn đề nhân quyền khu vực Đông Nam Á được nêu ra thì chỉ có sự chỉ trích cung cách hành xử của chính quyền Miến Điện, ngoài ra không có một lời nào nhắc nhở tới hành vi áp chế của chế độ Hà Nội.