Bình Luận: Ôi Tuổi Thơ - Sept 07 2012

Mùa tựu trường đã trở về cho hầu hết tất cả học sinh, tại Hoa Kỳ. Các em học sinh trung học, tiểu học hay mẫu giáo được cha mẹ đem đi shopping sắm sửa những bộ quần áo, giầy dép, sách vở, bút mực thứ gì cũng mới. Phần đông các trường có đều có một quy tắc để học sinh có thể bận những bộ áo quần không đi ra ngoài quy luật của trường, còn sách vở, bút giấy nhiều trường cũng có ra những cái list có tên hiệu, số, mọi thứ có tính cách tiêu chuẩn để việc giáo dục được tốt đẹp hơn. Thức ăn, nước uống phải hạp vệ sinh, dinh dưỡng đầy đủ. Gia đình nào nghèo, được trường học cấp cho phiếu ăn trưa free tại truờng. Những nhà nào ở xa trường hơn mức ấn định, thì có xe bus đến đóng tận trước cửa để tới trường được an toàn.
Trong khi các em học sinh tại Hoa Kỳ được chăm sóc kỹ càng như thế, thì hình ảnh trái ngược hẳn lại tại xứ Cộng Sản Trung Quốc. Các em học sinh nhỏ ở thị trấn Shunhe, thành phố Macheng, tỉnh Hồ Bắc, đã phải tự vác bàn, ghế từ nhà tới trường, vì trường nghèo quá, không có bàn ghế cho học trò. Em nào nhỏ quá, không tự khiêng bàn ghế được, thì cha, mẹ, anh chị, hoặc ông bà phải khiêng dùm. Nhà nào có xe đạp, xe thồ, xe gắn máy thì họ chất bàn ghế lên xe chở đi. Nhiều nhà nghèo đến độ không có một cái bàn cho con cõng tới trường, phải mượn đỡ bàn của bà con, bạn bè. Bàn ghế đủ loại, đủ kiểu, bàn ăn, bàn uống trà, có gì xài nấy, có em có bàn thật cao, có em bàn lè tè dưới đất. Nhìn vào lớp học không có một tiêu chuẩn mực thước tôi thiểu. Người dân đã lên tiếng chỉ trích chính phủ trên các trang mạng điện toán, là đã không thiết kế đầy đủ cho trương học .
Có lẽ thấy nhột nhạt trước những tin tức và hình ảnh thê thảm của trường học nên giới quan chức mới chịu mở hầu bao đôi chút để mua bàn ghê cho học sinh. Số tiền quyên góp để mua khoảng 100 bộ bàn ghế. Trước đó, tại thị trấn Trúc Lâm, huyện Đan Phượng, Thiểm Tây, cũng đã có những hình ảnh cũng không kém phần kinh hoàng: Cả hơn 60 học sinh phải đu giây qua những ghềnh đá cheo leo trên những khúc sông sâu để đến trường.
Việc học sinh đu dây đi học không phải chỉ xảy ra ở Trung Cộng mà đã và đang xảy ra tại Việt Nam. Màn đu giây như tưởng chỉ có trong xi nê, nhưng thật sự đã xảy ra tại các xứ Cộng Sản. Như tại Đak Nông, Kôntum, cha mẹ cột các em lên giây cáp, trượt qua bên kia để đi học.
Những nơi không có giây cáp để vượt qua song, qua hồ tới truờng thì phải bơi lội hay phải tự chèo chống bằng những chiếc bè mong manh. Hàng ngày các em nhỏ, nhiều em chỉ mới lớp 3, lớp 4, đuợc cha mẹ bỏ lên bè, không có người lớn đi kèm, không có bất kỳ một phương pháp cứu cấp nào, các em ngồi co ro sát nhau trên bè và những em lớn hơn tự chèo chống như trẻ em tại Phạc Giàng, xã Hùng Việt, Lạng Sơn. Còn tại Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình tại đoạn sông Khe Rào, hàng ngày hàng chục em học sinh phải bơi qua going song cuồn cuộn nước, mà trước đó, các em đã phải vượt qua một con đường dốc 7,8 cây số rồi mới chuẩn bị bơi để tới trường. Còn học sinh tiểu học ở xã Trọng Hoá, huyện Minh Hóa thì trên mình lúc nào cũng sẵn sang bao nilon, các em bỏ vật dụng đi học, áo quần vào bao, buộc kín lại, dung bao này như một cái phao để bơi qua song bên kia, lại lôi áo quần ra bận. Em nào không có bao nilon thì cỗi trần truồng, dơ quần áo sách vở lên khỏi đầu lội qua song. Ngay tr ên tờ báo Lao Động trong nước đã viết: “năm học mới, nỗi lo cũ, ngổn ngang trường lớp, bài báo dẫn chứng: tại Bạc Liêu trường tiểu học Phong Thạnh: mái dột, tường xiêu, học trò phải băng qua đoạn đường đầy hiểm nguy để tới trường, và tới trường xong nỗi hiểm nguy vẫn chực chờ vì không biết mái trường sụp đổ lúc nào. Tại Trường tiểu học Tà Veo ở huyện Tây Trà, Quảng Ngãi không có ghế ngồi, không có cả bảng đen, phấn trắng, các em học sinh nhỏ, vì đứng lâu trong không khí ngột ngạt của lớp học đã ngất xỉu
Mùa tựu trường đọc những bản tin, nhìn hìn lại thế hệ tuổi thơ tại Việt Nam mà rưng rưng lệ., nhưng bên cạnh các em nhỏ lội sông, đu dây nếu may mắn được thoá hiểm hàng ngày còn có cơ hội học thêm được một số chữ nghĩa đó, còn có những em phải đầu tắt, mặt tối giúp cha mẹ mưu sinh như gánh lúa, mót rạ, bắt ốc, đào mương hay tìm kiếm nhặt nhạnh mưu sinh trên những bãi, những thùng rác dơ bẩn, ngay trên biển cả, song sâu
Trong khi con ông cháu cha, cán bộ thì xe đưa, xe đón, còn cấp lãnh đạo lo làm giàu trên xương máu của người dân để tuổi thơ phải lang thang, đầu đường, xó chợ, học sinh không có một cây cầu vững chắc để đi học, truờng học thì bẩn, thiếu vệ sinh, vấn đề an toàn tối thiểu cũng không có! tuổi thơ bất hạnh tại các nước Cộng Sản nói chung, và CS VN nói riêng cần được giải thoát khỏi kiếp đọa đày càng sớm cang tốt!
Thu Nga
- Login to post comments
Printer-friendly version