Chưa bao giờ hai chữ NHÂN QUYỀN lại được nhắc nhiều như trong năm 2011, nhất là sau Mùa Xuân Ả Rập, các cuộc biểu tình của người dân đang đấu tranh chống lại sự cai trị độc tài của các lãnh chúa như ở Trung Đông, Bắc Phi và lan sang các nước Cộng Sản trong đó có Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam. Nhưng những cuộc biểu tình chống lại giặc Tàu xâm lấn lãnh thổ của Việt Nam đã bị nhà cầm quyền buôn dân, bán nước Cộng Sản đàn áp và xâm phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Và rồi hai chữ nhân quyền lại tiếp tục bước sang năm 2012, quyết liệt hơn.
Nhìn lại những biến có đáng chú ý nhất trong năm qua là sự đàn áp thô bạo người dân biểu tình yêu nước, điển hình là bức ảnh công an đã đạp vào mặt một người dân trong khi những người khác khiêng anh này bằng 2 tay, 2 chân, chuẩn bị quăng lên xe buýt. Đây là bức ảnh độc đáo không thua gì bức ảnh công an bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lý tại toà án Cộng Sản
Nhân quyền ở Việt Nam bị chà đạp thê thảm , nhưng Việt Nam vẫn chối leo lẻo, nhưng với thời đại tân tiến cùng hệ thống internet, smart phone, Cộng Sản không thể nào che dấu được nữa như chúng đã làm những thập niên trước, sau bức màn tre. Thế giới đã thấy rõ, nhất là Hoa Kỳ, một nước mà CS vừa ghét vừa sợ đã lên tiếng yêu cầu CS chấm dứt đàn áp nhân quyền rất nhiều lần. Mới đây, 4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã sang thăm Việt Nam, mục đích để bàn thảo những vấn đề ngoại giao, nhưng cũng là để nhận xét về tình trạng nhân quyền của chế độ Cộng Sản.
Sau đó, một buổi điều trần ở Hạ viện của một số nhân vật đấu tranh cho nhân quyền do dân biều Christopher Smith, là thành viên cao cấp của uỷ ban Hạ Viện, đặc trách các vấn đề ngọai giao chủ tọa.
Tại buổi điều trần, các dân biểu đã yêu cầu Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các quốc gia cần phải lưu tâm, gọi tăt là CPC. Dân biểu Smith và dân biểu Ed Royce đã nói từ khi bộ ngoại giao Hoa Kỳ bỏ VN ra khỏi danh sách CPC hồi năm 2006 cho tới nay, nhân quyền tại Việt Nam đã trở thành tồi tệ hơn. Dân biểu Ed Royce đã nhắc tới trường hợp bắt bớ, giam cầm của nhạc sĩ Việt Khang, người nhạc sĩ tài hoa, chỉ viết nhạc chứng tỏ long yêu nước với những nhạc phẩm như “Anh Là Ai”, “Việt Nam Tôi Đâu”, anh đã bị Cộng Sản bắt, giam vào tù.
Ca nhạc sĩ Việt Khang là một trong những gương mặt trẻ với long yêu nước cao độ và đã bất mãn trước sự đàn áp dã man của công an, cộng sản, những người cùng một nòi giống, cùng nói bằng một ngôn ngữ, mà đã đối xử dã man với ngay chính đồng bào mình, nên anh đã viết những câu như “Anh có phải là người Việt Nam hay không mà anh lại làm tay sai cho giặc Tàu” . Hay thống thiết :” Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất?Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta.Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội.Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu”. Những lời nói yêu nước chân thành này đã khiến cho lũ Cộng Sản bán nước nổi giận và tống giam Việt Khang vào nhà giam và cũng như trường hợp của ông Điếu Cày, không ai được thấy mặt các tù nhân, dù có được vào thăm, cũng chỉ nghe qua lời của nhắn của công an canh gác.. Mùa Tết là mùa của hy vọng, nhưng Tết tại Việt Nam là một chuỗi ngày dài của lo âu,không có ngày mai ngoài sự bình thản phồn hoa giả tạo tại một số nơi trong thành phố lớn, còn tại các tỉnh xa xôi hơn, hẻo lánh hơn đã có những cảnh đàn áp, cướp đoạt tài sản như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng và Tiền Phong, Bắc Giang. Tin mới nhất cho biết nguời bị cưỡng chế đất đai tại Tiền Phong là ông Nguyễn Văn Hùng, 50 tuổi đã bị công an đánh trọng thương và đã qua đời. Lại một tội ác nữa do Cộng Sản gây ra cho người dân vô tội!
Người Việt tại hải ngoại cũng như người Việt trong nước không thể ngồi yên nhìn đồng bào ruột thịt bị giết choc, bị đàn áp, bị bắt bớ giam cầm hết năm này tới năm khác được dưới ách cai trị độc tài của Cộng Sản, chế độ ác với dân và hèn với giặc và đừng để quá muôn như lời của Việt Khang kêu gọi:
Tôi không thể ngồi yên. Để sau này con cháu tôi làm người.Cội nguồn đâu. Khi thế giới này không còn Việt Nam”.
Hãy hành động với tất cả phương tiện, sức lực của mình để mang lại mùa Xuân Việt Nam, như thế giới đã có mùa Xuân Ả Rập
Thu Nga
n/a