Truyện Ngắn


MỘT NGÀY MÙA THU

 

                                                     Nguyễn Phan Ngọc An

 

 

Cứ mỗi năm đến ngày 11 tháng 9, ngày tang thương của nước Mỹ, là lòng nàng đau xót khôn nguôi, người yêu của nàng cũng giã từ nàng ra đi vĩnh viễn sau ngày đại nạn của Hoa Kỳ mấy hôm, cho nên đối với nàng ngày 11/9 là chứng tích muôn đời, ngày kỷ niệm cho cuộc tình đã mất…

Cho dù qua bao xoay vần, thay đổi của tháng năm

Mây Theo Gió Về

(Tiếp theo)

Thu Nga

Chương 32
 
Trời lại bắt đầu vào thu. Bầu trời như rơi thấp xuống. Buổi sáng nhiều khi có sương mù dày đặc, khá lạnh, nhưng buổi trưa lại trở nên ấm áp, bất thường. Tuy nhiên khi ánh mặt trời đã khuất sau đỉnh núi, thì thời tiết đột ngột thay đổi. Gió thổi khá mạnh, làm không khí rét hơn.
Biết thời tiết khi giao mùa khó mà biết trước được ấm lạnh ra sao, Lan mặc áo tay ngắn, nhưng bên ngoài đã có chiếc áo khoác và một chiếc áo jacket màu đen. Thuần đã hẹn gặp Lan hôm nay tại cái quán Tình Nhân quen thuộc, cũng với hai hàng liễu rủ mình bên giòng nước, cũng ánh đèn màu hồng nhạt nhạt tỏa ánh sáng dịu dàng cả phòng ăn. Tiếng nhạc dương cầm dìu dặt văng vẳng ra cái phòng nhỏ bên ngoài. Lan, Thuần thích ngồi ở ngoài, mặc dầu trời hơi lành lạnh, nhưng hai người cảm thấy dễ chịu hơn với cảnh vật thơ mộng, thiên nhiên.

Vô Duyên Đối Diện

 

Hòai Niệm

Nếu ai đó có ý gợi nhớ về Nha Trang, người ta hay nhắc đến thành phố có bờ biển dài và đẹp, với hàng dừa xanh nghiêng mình lả ngọn đong đưa theo gió, dõi theo những bước chân trần đùa vui trên cát trắng, lượn lờ, ve vuốt những cơn sóng bạc đầu chạy dài trên bãi, làm bạn đời với những hàng thông cắt xén thật công phu. Bên cạnh những thắng cảnh hữu tình như Cầu Đá, Tháp Bà, Hòn Chồng, Nhà thờ Đá, Chùa Phật học v.v.. Nhưng có mấy ai nhắc nhớ về một điểm đặc biệt, đó là mấy cái... chợ.



Thật vậy, mỗi khi định hướng chỉ đường, người ta không chỉ về hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mà thường lấy chợ làm chuẩn như: chị Hai ở gần chợ Đầm; Cô Ba ở sát chợ Sinh Trung, thiếm Tư ở khu chợ Xóm Mới, anh Bảy lại ở gần chợ Phương Sài, hay bác Năm ở tít chợ Phước Hải

Thư Viết Từ Ðường Heatherglen

Phạm Ngũ Yên



1.
Ðêm qua, khi những cơn mưa bay về làm xanh thắm một bờ cỏ mùa hạ, tôi còn đang ngồi trước computer. Lâu quá rồi, từ những ngày không còn em để mơ về một thời ngút lửa, tôi không còn thói quen viết về một băn khoăn nhức nhối dòng đời. Những nghịch lý song hành như hai chuyến xe vượt qua nhau mỗi ngày đã không làm tôi bận tâm. Khi người ta không còn nặng lòng về một dòng sông sẽ chảy trôi về đâu thì người ta sẽ không còn theo dõi những phù sa đổi thay như thế nào.

Trong nỗi buồn vui lẫn lộn của một người đàn ông, chỉ còn đọng lại tiếng chân mưa rượt đuổi qua những cánh cửa mòn

Mây Theo Gió Về

(Tiếp theo)

Chương 31

Thu Nga

Từ bữa vào thăm ông Tâm một cách vội vàng trong nhà thương tới nay, bà Mai đã quyết định cắt đứt tình cảm với ông Ngô. Gương mặt xương xương, tái xanh của ông Tâm lúc nào cũng hiện ra trước mặt bà Mai. Bà đau xót nhớ tới gương mặt chữ điền rắn rỏi, khỏe mạnh của chàng trung úy hào hoa thuở xưa. Bộ quần áo tréllis, giày bốt đờ sô nhuộm màu bụi đất nhưng tác phong nhà binh mẫu mực. Tâm hay cài chiếc mũ vào dưới cái cầu vai. Mái tóc Tâm thật dày, thật đen. Ðôi mắt đầy nét cương nghị nhưng đa tình. Bây giờ ông Tâm nằm đó với mái tóc đã bị cắt, xén lởm chởm. Mắt nhắm nghiền, hơi thở phập phồng, giữa sự sống và sự chết

Mây Theo Gió Về

(Tiếp theo)

Thu Nga

Chương 30

Ở cuối hành lang bệnh viện đã xuất hiện bóng Tình và Minh. Minh ngoái cổ nhìn lại để tìm cái bóng người hối hả mới mất hút thật nhanh, chàng thắc mắc:
-- Hình như có người mới đi ra từ phòng của ba em ạ!
Tình cũng quay lại:
-- Vậy à? Em cũng thấy. Chắc bác sĩ hay y tá gì chăng? Ði nhanh vào xem ba ra sao rồi?!
Bước chân hai người vội vã hơn. Tình nói:
-- Không biết má, Thuần và Thảo còn trong đó hay không? Hình như má có nói hôm nay má không chờ mình, má về với thằng Thuần.
-- Ðáng lẽ lúc nào cũng phải có một người ở đây, lỡ ba cần gì thì sao?

Thư Viết Từ Ðường Heatherglen

Phạm Ngũ Yên



1.
Tôi không nhớ những chiếc xe ngựa đã thôi không còn có mặt trên đường phố thơ ấu của tôi từ bao giờ.

Khi tôi vào tiểu học, bắt đầu đã có vài chiếc xe lam chở khách chạy qua chợ mỗi ngày cùng với những bụm khói cuống quít đàng sau ống bô, trong khi những con ngựa già nua ôm nỗi đau lớn dần theo biển cả. Tôi vào đời không nghe khôn lớn bay cao cùng cánh diều. Nhưng tôi từng khóc ngất một vòng xe bỏ quên tôi một mình giữa phố. Từ bao giờ, chiếc xe ngựa như một mảnh trăng non vắt qua thời thơ ấu. Người ta thay thế nó mà không từng nặng trĩu trong lòng. Như thay thế một chiếc áo cũ.