Bình Luận

Bình luận: Thầy Tôi

Trong những văn hóa, tục lệ, truyền thống của người Việt Nam là “uống nước nhớ nguồn”, hay ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, và trong tinh thần đó, mỗi năm, người Việt lại “ôn cố tri tân”, xem xét lại những nợ nần để trả cho những chủ nợ hay những người đã ban ơn cho mình. Cũng vì vâ những người đã ban ơn cho mình. Hôm nay thay vì viết vê những câu chuyện thời sự quốc tế, Việt Nam xin thay vào đó một vài tâm tình nho nhỏ trước thềm năm mới về những nợ ân tìm mà tôì may mắn được nợ. Tôi muốn nói đến một vị ân sư đã xuất hiện trong đời tôi, và ngài đã biến đi vào một thế giới khác, nhưng đã để lại trong tâm tư, ký ức của tôi những kỷ niệm, những ơn phước, không bao giờ phai nhạt. Chắc chắn với thầy Tịnh Đức đã có rất nhiều người đã viết về ngài, đã có những tấm hình chụp với ngài để nói lên sự may mắn, duyên phước được gần gụi với thầy trong những giai đoạn nào đó. Riêng tôi, vì nhân duyên, tôi được đưa đẩy tới chùa Đạo Quang, vào khoảng năm 2009 và được hầu chuyện, được thầy thương mến và được thầy nhận làm “đệ tử” với Pháp Danh Diệu Hằng. Thầy là một người uyên bác, những ai được duyên gặp thầy, đàm đạo, chuyện trò, bất cứ một khía cạn nào thầy cũng thông suốt, từ chính trị, văn hóa, tôn giáo và cả những phương diện tâm linh, coi quẻ bất thần và cả phong thủy nữa. Thầy là một người không bao giờ nói chữ “không”. Ai xin gì hay, thầy biết một xin gì trước khi người đó nói ra lời. Hội đòan, đoàn thể muốn mượn sân chùa làm chỗ tập hợp biểu tình ủng hộ, thầy cũng cho. Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bị covid, thầy cũng cho làm một buổi lễ cầu an. Muốn tổ chức tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm, thầy cũng không từ chối. Và điểm đặc biẹt đáng trân quý nhất của thầy Tịnh Đức, là hàng năm thầy tổ chức buổi tưởng niệm 30-4 trong sân chùa đúng ngày, không cần biết đó là cuối tuần hay giữa tuần. Thầy có lập trường Quốc Gia vững chắc. Những điều này cho thấy thầy Tịnh Đức đã đem đạo Phật vào đời, và đời được ảnh hưởng từ bi của đạo Phật. Thày là vị sư, vị tì kheo phải bỏ nước ra đi, lánh chế độ Cộng Sản, nhưng trong tim của thầy, cũng như bao nhiêu người Việt tha hương, đều canh cánh bên lòng món nợ ân tình của tổ quốc Việt Nam ban cho, hơn 20 năm. Trong cuốn thơ của thầy có bài “Tu Sĩ Tha Hương” Thân tu sĩ lại sống đời tị nạn Nạn nghiệp nhà, nghiệp nước, nghiệp thân sống phiêu lưu như tháng 7 vong nhân Hồn u uất mãi mơ về cố quận….” Một ngày gần cuối tháng 10, khi thầy tiễn khách ra sân, ánh mặt trời ở cuối chân trời dọi vào sau lưng thầy, tôi thấy hơi xanh xao, hai vành môi nhợt nhạt, tôi nghĩ bụng “thầy mình coi bộ không khỏe”, sau một vài câu chào tạm biệt, thầy nhìn tôi và một vài người ở đó nữa, nói “tôi không còn sống bao lâu nữa đâu, chỉ vài tháng nữa thôi”. Tôi thảng thốt hỏi “sao thầy nói vậy”. Thầy nhẹ nhàng bảo “Tôi biết sức lực của tôi càng ngày càng hao mòn” Tôi cảm thấy bất an, nhưng không dám nói thêm lời nào. Cho tới ngày 7 tháng 1, do duyên định đoạt, tôi được thăm thầy lần cuối lúc 2:30, và tới hơn 8:30, tôi được báo tin thầy đã viên tịch! Khi chiếc quan tài biến mất vào khung cửa, rồi một chiếc cửa dầy sập xuống! Đây là giây phút thật là khủng khiếp! Vĩnh biệt thầy Tịnh Đức! Ai cũng biết rằng có sinh, có tử, có diệt, có vong. Thầy cũng đã dạy như thế thì “chẻ chi sợi tóc chuyện thêm rầy, đã không gì mất, không gì được” thì cõi đời tạm này có gì để thầy luyến tiếc, chỉ ngừng một hơi thở, thầy đã “về cạnh bờ lau, mây trắng bay” Món nợ thầy dạy dỗ những điều hay lẽ phải, tha thứ, hỉ xả, không sân hận, đó là món nợ ân tình, tôi sẽ không bao giờ trả được, nhưng tôi biết thầy đã tha thứ cho tôi rồi, chỉ cần sống tốt là đã trả lại một chút ân sâu trong muôn một. Năm nay Tết nơi chánh điện, phòng sinh hoạt, sân chùa, dầu không thấy bóng dáng thân yêu của thầy, nhưng tôi cũng biết thầy đang nhìn xuống mỉm cười cùng Phật Tử Nam Mô Bổng Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Thu Nga

Bình luận: Bày Đặt Đánh Giá

Theo một thăm dò mới nhất của trung tâm nghiên cứu các vấn đề công cộng AP-NORC, là một chương trình hợp tác giữa hãng tin AP và đại học Chicago là tổngg thống Mỹ Joe Biden kết thúc năm đầu tiên nắm quyền, thì đa số người dân Mỹ không tán thành cách ông thực hiện trọng trách và sự giải quyết của một tổng thống, với nhiều sự việc, trong đó có việc ông đối phó với đại dịch kéo dài và lạm phát tăng cao chưa từng có trước đây. Số người Mỹ không tán thành nhiều hơn số tán thành cách ông Biden thực hiện vai trò tổng thống, 56% so với 43%. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 28% người Mỹ nói họ muốn ông Biden tái tranh cử vào năm 2024, trong đó chỉ có 48% cử tri Dân chủ. Hôm 19/1. Trong khi những nước dưới chế độ Cộng Sản không hề có, không dám có bản “đánh giá” hay chê bai giới lãnh đạo, vì nếu họ nêu lên, sẽ bị theo dõi, bị tống giam và có thể đưa tới việc đánh đập cho tới chết. Và sự “đánh giá” này đối với các nước tự do là chuyện thường, với các nhà cựu lãnh đạo, đương nhiệm hay những người đã quá cố. Và với những người có công với dân chúng và đất nước thì họ cho đúc tượng, hay đặt tên của các vị đó cho trường học, cho đường sá, cho thư viện, công viên v….v… Trong khi đó, thì tại các xứ Cộng Sản, như Việt Nam, họ chẳng cần đánh giá, không cần biết lòng dân như thế nào, chúng tự thay đổi mọi thứ, từ viết lại lịch sử, tới đảo lộn văn hóa. Họ đánh giá văn hóa của Việt Nam Cộng Hòa là thuộc hạng “đồi truỵ; họ cấm và tịch thu văn hóa phẩm: sách báo, nhạc, phim ảnh v…v.. Mới đây họ lại mới bày trò “đánh giá” 2 công thần của Việt Nam., đó là cụ Phan Than Giản và ông Trương Vĩnh Ký. Sau một loạt gọi là “kiểm” các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân vật lừng danh này, ban Tuyên Giáo đã ra công văn, gọi là hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Họ gán cho cụ Phan Thanh Giản tội “phản bội tổ quốc”. Trong khi lịch sử ghi chép rõ la trong nhiệm vụ hết sức nặng nề, cụ Phan cố gắng tiết kiệm xương máu của dân chúng. Nhưng thực dân Pháp đã thấy rõ thế yếu của Việt Nam. Pháp đem đại quân trên tàu chiến đến trước thành Vĩnh Long đưa tối hậu thơ cho cụ Phan yêu cầu đàm phán ngay trên tàu của họ, buộc Việt Nam đầu hàng. Cụ Phan từ khước, xin đình lại để hỏi ý kiến triều đình. Nhưng ngay khi cuộc đàm phán chưa kết thúc thì quân Pháp đã đổ bộ kéo binh vào thành. Vĩnh Long thất thủ, và tiếp theo An Giang và Hà Tiên cũng lần lượt rơi vào tay Pháp. Ngày 4-8-1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước.Trong lá sớ gửi vua Tự Đức trước khi tự vẫn, cụ viết: “Nghĩ tôi đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ. Còn cụ Trương Vĩnh Ký thì bị Việt Cộng gán cho tội “hợp tác với Pháp”, trong khi cuộc đời của ông Pétrus Ký đã chứng minh sự cống hiến ông dành cho tổ quốc Việt Nam, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19. Ông phải mượn tay người Pháp phổ biến chữ Quốc ngữ để cạnh tranh và loại bỏ ảnh hưởng tiếng Hán và cả tiếng Pháp. Họ đã cho rằng ông Trương Vĩnh Ký là Việt gian, vì cái tên Petrus Trương Vĩnh Ký, nên người ta nghĩ Petrus là Pháp rồi nhưng thật sự theo đạo thì tên thánh đi trước. Pháp kêu theo quốc tịch Pháp vẫn không theo”. Thế mà nay, Cộng Sản cho rằng “ Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì xem xét chưa đặt tên đường, phố và công trình công cộng,” TT Mỹ Joe Biden, có tin vào điểm đánh giá hay không, cũng không sao vì sự thật thì nước Mỹ là nước tụ do, dân chủ nên những người lãnh đạo đất nước sẽ được thay đổi sau những nhiệm kỳ của họ, tủy theo lòng dân. Còn ở Việt Nam, đảng Cộng Sản tiếp tục cha truyền, con nối, hết tên ngu dốt, bất lương này lại tới tên ngu dốt, bất lương khác, vì sự thật là ngay sau khi cưõng chiếm miền Nam, tất cả những đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản, Petrus Ký đều bị gỡ bỏ rồi, nay còn bày đặt “chờ đánh giá” Thu Nga

Bình luận: Xuân Này Giống Xuân Xưa

Năm ngoái Tân Sửu 2021,với dịch Covid lan rộng, nên các tổ chức Tết của người Việt bị canceled bị hạn chế rất nhiều, sau đó ai cũng hy vọng dịch bệnh sẽ được chấm dứt, cầu mong năm tới sẽ ăn Tết một cách rộn ràng trở lại. Thế nhưng không ngờ niềm mơ ước lại không thành sự thật vì năm Nhâm Dần 2022, covid biến tên, và vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cũng đang đối diện với sự truyền nhiễm của Omacron, lại được nghe khuyến khích social distancing, lại đeo mask trở lại! Bà con Việt lại ca “Xuân Này Con Không Về” lần nữa. Tuy nhiên trong hoàn cảnh nào, người Việt cũng đón xuân theo cách thức hạn chế của mình. Nhưng đón xuân phải có tiền. Ở Mỹ, mặc dù bị hạn chế, lạm phát nặng nhất trong vòng 40 năm qua, hàng hoá, vật dụng dùng trong nhà được bày bán rất ít, nhưng các chợ, các tiệm tạp hóa vẫn cố gắng có đầy đủ mặt hàng cho bà con xa xứ mua sắm đón xuân. Trong khi đó, tình hình dịch covid ở Việt Nam coi bộ không khá hơn mấy, nên không khí mừng xuân có giảm đi nhiều. Theo báo chí Việt Nam đưa tin thì số người thường thường rất đông,trước kia, rời Sài gòn về quê ăn Tết, bị giảm nặng, nên các bến xe, các ga tầu đìu hiu, buồn bã. Lại càng buồn bã hơn khi người dân không có việc làm, không có đủ thức ăn, lại bị cách ly, còn phải móc hầu bao đóng những món tiền “ trời ơi” cho cán bộ: để được chích thuốc ngừa covid (nhiều khi là thuốc giả mạo), hay phải đút lót tiền để được thoát khỏi cổng kiểm soát, phải chi tiền để được thử nhiệm, nghĩa là với dịch covid, người dân thấp cổ, bé miệng lãnh đủ khổ ải, còn những kẻ có chút địa vị, quyền thế thi làm ăn khấm khá hơn trong cơn đại dịch. Vụ Việt Á là vụ điển hình, đã làm rúng động khắp nơi, khi vụ “kít” xét nghiệm virus COVID-19 của Việt Á bị phanh phui, với nhiều tình tiết bất thường, liên quan tới sự can dự của nhiều cơ quan nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Sự việc này cho thấy tham nhũng được thực hiện quy mô, có bài bản bởi những kẻ nắm các chức vụ trong bộ máy chính quyền. Trong khi đó, không phải dân nghèo buôn gánh bán bưng mới kêu trời, kêu đất vì không có tiền mua thức ăn, nông dân bị sạt nghiệp vì cổng biên giới Trung Việt bị Tàu Cộng đóng, mà giới trí thức, bác sĩ, y tá, hiện thời cũng rơi vào tình cảnh bi đát. Mới đây, đã có hàng chục nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ, y tá, dược sĩ ở bệnh viện Tuệ Tĩnh ở Hà Nội đã xuống đường biểu tình, phản đối việc gọi là chậm trả lương, vô thời hạn, của bệnh viện. Giới này tố cáo họ “bị bỏ đói”, họ căng biểu ngữ “hãy trả lương cho chúng tôi”. Họ cho biết không nhận được một đồng lương nào từ tháng 12 năm ngoái tới nay. Cán bộ cho biết nguyên nhân vì những lãnh đạo bệnh viện bất ngờ xin tự chủ tài chính, mặc dù bị sự phản đối của hầu hết nhân viên tại đây, đưa đến tình trạng đẩy 160 y bác sỹ cùng nhân viên y tế “vào tình cảnh khó khăn.” Các nhân viên của bệnh viện cho biết họ đã phải đi làm ngoài giờ để kiếm tiền, có những bác sĩ, y tá thì đi đấm bóp , có người thì lặn lội mang rau trồng ở quê lên bán hoặc chạy xe ôm hay đi giao hàng v...v...miễn sao có tiền để sống. Nhóm biểu tình tố cáo trong khi họ bỏ đói, thì hàng lãnh đạo được “lương thưởng đầy đủ”. Họ cho biết khi báo chí đưa tin, các cơ quan ban, ngành cùng làm việc, kể cả Tổng liên đoàn lao động cũng tham gia, nhưng cái mà nhân viên bệnh viện nhận được chỉ là lời hứa xuông từ lãnh đạo. Ai cũng biết cấp lãnh đạo Việt Cộng hứa xuông là chuyện thường. Cũng như hô hào chống tham nhũng, mà chính họ là người tham nhũng nhất, cũng không phải là chuyện lạ. Chính Tổng Bí Nguyến Phú Trọng cũng đã thú nhận"tham nhũng như bầy sâu trong cấp lãnh đạo” và rằng “đánh chuột sợ vỡ bình”. Họ tự tạo ra biết bao nhiêu chuyện tự nguyện, kể cả tự nguyện cầm dao cứa cổ tự tử. Nay thì bác sĩ, y tá bị tình nguyện không cần lãnh lương, do lãnh đạo bệnh viện tuyên bố. Vụ này làm người ta nhớ đến những bản tin “người dân từ chôi tiền hỗ trợ”! Những người mà nhà nước đưa hình ảnh gọi là “từ chối hỗ trợ”, cũng không khác gì hình ảnh những con chốt thí được bỏ vào lò trong chiến dịch “đốt lò” của tổng Bí Trọng,! Sau năm 75, người dân có câu ca dao trào phúng: “dịch heo rồi tới dịch gà, bao giờ dịch đảng cho bà con vui”. Dịch đảng còn tệ hơn trăm ngàn lần dịch covid-19, diệt xong dịch đảng thì bà con mới hết hát câu “xuân này con lại không về” Thu Nga

Bình luận: Phóng Đại Tô Màu Vừa Thôi

Ngày 6 tháng 1 2022, đánh dấu một năm, cái gọi là “Bạo Loạn Đồi Capitol”, ngày ấy đã có hàng triệu triệu người đã tập trung về Washington DC, trước Capitol để tỏ lòng ủng hộ TT Donald Trump, và cũng tỏ sự phản đối kết quả bầu cử năm 2020 với chủ đề “Stop The Steal”, “hãy chấm dứt sự ăn cắp” Thế nhưng cuộc biểu tình thay vì củng cố sức mạnh cho ông Trump thì nó đã kết thúc trong sự hỗn loạn, đã đưa đến bao nhiêu sự rắc rối và có hại cho người họ ủng hộ một cách không thể tưởng tượng! Quả thật không thể tưởng tượng được sự việc đã hơn 1 năm rồi, đảng Dân Chủ vẫn dùng cái họ gọi là “bạo loạn” để tìm cách triệt hạ đối thủ. Xem ra họ vẫn gờm sợ ông Trump quay lại chính trường, mà dịp may chắc chắn không đến hai lần, mà họ rất đắc ý, đó là “bạo loạn 6/1” Đảng Dân Chủ xem vụ bạo loạn là vũ khí hữu hiệu nhất mà họ có được để tấn công ông Trump, sau những vũ khí khác đã dùng nhưng không hiệu quả, từ “trốn thuế”, phong trào tó cáo tấn công tình dục, “Me too”, tội để cho virus corona giết dân v...v.... Năm ngoái, các nhà lập pháp Hạ viện đã luận tội ông Trump cho rằng ông đóng vai trò chủ chốt trong sự việc ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol. Ông Trump trở thành là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ bị luận tội hai lần. Tuy nhiên, Thượng viện đã thiếu 2/3 đa số cần thiết để kết tội ông. Ông được tha bổng. Thế nhưng đảng DC không để ông yên, họ lại thành lập một uỷ ban độc lập điều tra vụ bạo loạn. Những người liên quan, thân thiết với ông Trump đều bị báo chí thiên tả liệt vào hàng bị Trump dụ dỗ, do Trump ép buộc và bị trù dập điều tra, làm khó dễ. FBI và nhân viên công lực, thì theo dõi và bắt những người đã tham gia trong vụ ngày 6/1 qua các Face Book, qua vedio thâu hình tại chỗ, hay camera thu hình của các cảnh sát viên hoặc những cú điện thoại chỉ điểm, họ cho tóm hết, chờ truy tố. Có cả thẩy 725 người trong 50 tiểu bang, bị bắt vì liên quan tới vụ xâm nhập vào điện Capitol , trong đó có 63 người ở Texas, và con số này cao hàng thứ nhì số người đến từ Florida. Một nửa của những người bị charge là: phá hoại property hay là tấn cong cảnh sát.Theo Quinnipiac poll thi có 93% Dân Chủ cho rằng đó là một sự tấn công chính phủ, nhưng chỉ có 29% Cộng Hòa đồng ý. Tổng trưởng Tư pháp Merrick Garland thề sẽ buộc tất cả những người tham gia bạo động ngày 6 tháng 1, phải chịu trách nhiệm, cho dù họ có mặt ở Điện Capitol hay phạm tội ác chung quanh những sự việc này, và ông nói sẽ truy tố “ở bất cứ mức độ nào.” Thế nhưng những sự việc liên quan đến việc cảnh sát nào mở cổng cho người biểu tình tràn vào. Ngay khi người đàn ông đội mũ sừng trâu bước vào phòng thì một cảnh sát bước theo sau một cách bình thản. Những video khác cho thấy rõ mặt người đứng chỉ huy hô vang “hãy tràn vào quốc hội”. Theo FOX NEWS FBI nói không tìm ra tung tích người đứng chỉ huy và sau đó coi như nhận chìm xuồng luôn! Câu hỏi được đặt ra: không lẽ FBI và các cơ quan điều tra tinh vi nhất thế giới của Hoa Kỳ không tìm ra thủ phạm chính, chỉ huy cuộc tấn công vào capitol, dầu gương mặt hiện ra rất rõ ở góc cạnh- mà chỉ có khả năng khám phá toàn tép riu, là người dân ở khắp nơi về biểu tình ủng hộ ông Trump. Trong số đó có những người Việt, những người này đã bị làm khó dễ, lại bị dọa giết, bị đuổi việc! Trước kia những cuộc đúng nghĩa bạo loạn đốt xe cảnh sát, đốt ty cảnh sát, cướp của, giết người đến độ lệnh giới nghiêm đã được ban bố tại nhiều thành phố ở Mỹ, sau cái chết của tội phạm da đen tên George Floyd, khi bị cảnh sát khống chế, thì đảng Dân Chủ bảo rằng đó là “đòi công lý”. Và cũng không thấy ông tổng trưởng Tư pháp Merrick Garland thề tìm ra thủ phạm. Còn bà Kamala Harris thì đã kêu gọi quyên tiền để thả hết những tên tội phạm. Nay để kết tội ông Trump, đảng Dân Chủ và ông Joe Biden so sánh cái gọi là “bạo loạn 6/1” với nào là khủng hoảng nền Dân Chủ, nào là giống cuộc tấn công Harbor, nào là giống nội chiến, nào là giống khủng bố 911. Phóng đại tô màu cũng vừa phải thôi cho dân nhờ! Thu Nga

Bình luận: Một Nơi Bình Yên

Trong khi thế giới đang tưng bừng đón dịp lễ cuối năm, con nít được quà cáp đầy nhà, thì ở Việt Nam đã có một cái chết rất thương tâm của một em bé gái 8 tuổi, qua đời trong đau đón,-dưới tay tình nhân của người cha. Bản tin và hình ảnh của em V.A đã làm chấn động lương tâm con người. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) hôm 29/12/2021 bày tỏ quan tâm lo ngại sâu sắc về sự việc này. Trước đây không lâu, theo thống kê của UNICEF , Việt Nam đứng thứ 14 trên thế giới về mức độ bạo hành trẻ em, với 68% trẻ em từ 2-14 tuổi. Cuộc khảo sát cho thấy các em từng bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần, cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, vượt xa cả các quốc gia từng bị tố cáo về bạo lực trẻ em như Nam Hàn, Trung Cộng, Ấn Độ. Hàng xóm của em bé xấu số cho biết, họ từng báo với ban Quản lý chung cư, là họ nghe tiếng la hét đau đớn của em V.A. nhưng ban Quản lý không có hành động gì. Chuyện “nhận chìm xuồng” nhiều vụ giết trẻ em dã man tại Việt Nam có quá nhiều. Điều oái oăm là trong khi Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Sau đó sửa đổi, tu chính năm 2016, nhưng tình hình bạo hành trẻ em ở Việt Nam không có gì khá hơn Cuối tháng 11 năm nay, một cha dượng cũng đã dùng bạo hành làm chết một em bé mới 1 tuổi ở Gò Dầu, Tây Ninh. Trước đó, một bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị cha dượng và mẹ ruột đánh đập cho tới chết. Một bé trai khác, chỉ 6 tuổi ở Sóc Trăng bị cha dượng, dùng điếu thuốc lá đang cháy châm vào nhiều vị trí trên cơ thể… Đọc những bản tin này, ai cũng phẫn nộ và xót thương cho vì các em thiếu nhi- quá nhỏ, không đủ sức phản kháng, tự che chở cho mình, chỉ biết la khóc đau đớn trước khi chết. Ngoài ra một số rất lớn trẻ em bị chết đói, chết khát tại những xứ loạn lạc. Mới đây, một bản tin đã ghi rằng: “mùa đông năm nay, gần 23 triệu người, tức là hơn 1/2 dân số của Afghanistan - đang phải đối diện với đói, nghèo. Liên hợp Quốc nói: có ít nhất 1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ chết đói, tại các khu trại tái định cư. Song song là những cái chết thương tâm là của các em trên bước đường đi di dân với cha mẹ. Người ta không quên bức ảnh một em bé chết trên bờ biển tại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Em bé 3 tuổi. Aylan và gia đình đã sống sót qua sau những trận bom, pháo kích, ở Syria- nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên để sống. Chỉ trong vài giờ, bức hình người cảnh sát bế Aylan đã gây shock trên mạng xã hội, trở thành bức ảnh nóng nhất về thân phận trẻ em trên bước đường lưu lạc vì chiến tranh. Trong chiến tranh, con nít phải chịu những hoàn cảnh đáng thương, mà thế giới không thể làm gì nhiều hơn, thế nhưng cảnh giết con nít man rợ như ở Việt Nam, thì thế giới, nếu quan tâm, có thể ngăn chận bớt phần nào. Trẻ em là những sinh linh nhỏ bé cần được yêu thương, dạy dỗ và bảo vệ. Thế nhưng dưới chế độ Cộng Sản môn đức dục, giáo dục như xưa ở dưới chế độ Cộng Hòa , “học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, học sinh xây đời niên thiếu cho bao công lao…”không còn nữa, giáo dục của họ là tuyên truyền, nhồi sọ; đạo đức xuống thấp mức đáng sợ. Học sinh đánh nhau với thầy, học sinh cả nam lẫn nữ ẩu đả như côn đồ; những người giữ trẻ hành hạ thiếu nhi, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu v…v… Chuyện Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em quả đúng là chuyện khôi hài, cũng không khác gì Chuyện Việt Nam cố vận động để gia nhập Hội đồng nhân quyền khóa 2023- 2025! Vì thực tế đã cho thấy, họ khóng hiểu nhân quyền là g,ì và cũng không hề biết tính mạng con nít, hay người lớn ngay cả con thú cũng có pháp luật bảo vệ! Hình ảnh em bé Aylan nằm bất động trên bãi cát là một hình ảnh thương tâm cho thân phận trẻ em trên bước đường tị nạn, đánh động lương tâm con người. Và hình ảnh em A.V với vết thương từ đầu đến chân và những tiếng la khóc thất thanh của em khi bị dì ghẻ đánh đập mà cơ quan chức trách được báo, mà không làm gì cả, thì đó là một vết nhơ của cong ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em. Mùa xuân đang chuẩn bị về, cầu mong linh hồn những trẻ em bị giết hại tìm được nơi an nghĩ bình yên, không còn đau đớn nữa! Thu Nga

Bình luận: Thiện Tâm Vắng Bóng

Tin mới nhất về vụ tai nạn, một xuồng cao su bị lật tại khu vực ngoài khơi tỉnh Pas de Calais của Pháp, làm 27 người thiệt mạng và sau thời gian điều tra, cảnh sát Pháp thông báo một nạn nhân là công dân Việt Nam, nguyên quán Nghệ An. Và đây là một trong những vụ vượt biển đi tìm tự do, rồi bị chết thảm của người Việt, sau ngày 30-4-1975. Và không phải chỉ công dân dưới chế độ Cộng Sản tại Việt Nam, mới tìm cách bỏ quê hương ra đi, mà những nước Cộng Sản khác cũng có vấn đề tương tự, như Venezuela, mà trước đây, đại diện Cao Ủy về Người Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về những hiểm họa đe dọa tính mạng người Venezuela vượt biên qua đường biển, hoặc qua sông, sau những vụ đắm tàu, làm nhiều người chết, trong số đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Phát ngôn viên của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn, ông Babar Baloch, tuyên bố ‘‘tai nạn bi thảm này cho thấy những chuyến vượt biển này rất nguy hiểm và tình trạng này cũng cho thấy nỗi tuyệt vọng của những con người buộc phải rời quê hương, cũng như những thách thức khủng khiếp, mà họ phải đối diện, trong những cuộc hành trình ấy’’. Vẫn theo văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc thì ngoài việc nghèo khổ, đói khát, thiếu lương thực, thì Venezula còn bị tố cấo là, dân chúng bị quấy nhiễu, bị đe dọa tính mạng, và bị giam giữ bởi các cơ quan tình báo và lực lượng an ninh. Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, và nói rằng những trường hợp tra tấn và giết hại không qua xét xử, phải được điều tra và những người chịu trách nhiệm phải bị đưa ra ánh sáng. Đại sứ Venezuela tại Liên hiệp quốc ở Geneva, Jorge Valero, đã phản bác phúc trình của Liên hiệp quốc, và khẳng định rằng không có khủng hoảng nhân đạo tại Venezuela. Luận điệu dối trá này không khác gì luận điệu của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam khi bị lên án chà đạp nhân quyền, giam giữ bất hợp pháp tù nhân lương tâm. Hôm 16/12, các nhóm nhân quyền tại Hoa Kỳ đã kêu gọi Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho bốn nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm và Đỗ Nam Trung vừa bị tuyên án tổng cộng 35 năm tù trong ba ngày liên tiếp. Họ đã tuyên bố nhữ người là “hoàn toàn vô tội, họ chỉ thực hành những quyền căn bản được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế mà Việt Nam đã ký và cam kết tôn trọng.” Thế mà thủ tướng Cộng Sản Phạm Minh Chính lại tuyên bố là "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất”. Dân chủ, ấm no, nhân quyền đâu không thấy, chỉ thấy dân chúng đói khổ, lầm than nào dịch bịnh, rồi thiên tai và nhân tai đổ xuống cho dân, mà Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng tuyên bố “Việt Nam dân chủ như thế là cùng”. Mị dân, nhưng không thể che mắt dân, chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã đem đến cho những quốc gia Cộng Sản trở về thời lạc hậu, nghèo đói, cùng khổ nhất. Và cũng như Việt Nam, Venezuela, trước khi Hugo Chavez áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đất nước này thì họ đã là một nước xuất cảng dầu thô thứ tư trên thế giới và giàu có bậc nhất Nam Mỹ La tinh. Nhà cầm quyền đã quốc hữu hóa các công ty tư nhân, cướp của giới địa chủ, gọi là bình đẳng cho dân nghèo. Nạn tham nhũng ngày càng tăng, Venezuela rơi vào cảnh đói khổ cùng cực. Và cũng như Venezuela, người Việt sau 46 năm, mà Cộng Sản gọi là giải phóng đất nước, dân lành vẫn phải tiếp tục bỏ nước ra đi Cộng Sản Phạm Minh Chính đã khẳng định “"Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Để bảo vệ nhân quyền thì phải có pháp quyền, và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN." Cái pháp quyền mà Phạm Minh Chính tuyên bố đó là pháp quyền rừng, họ vẫn tiếp tục tuyên bố, Việt Nam không có tù nhân lương tâm, không có tù nhân chính trị. Ông bà ta có câu “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, thế nhưng Cộng Sản không phải là con người, mà chỉ là những con thú, nên bổn mạng của chúng không hề có thiện Nhân mùa Noel cầu xin “Sáng danh Thiên Chúa trên trời” xin bình an cho những người thiện tâm, những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền, và xin ban bình an cho những người dân đau khổ phải bỏ nước ra đi! Thu Nga

Bình luận: Tiếp Tục Vót Chông

Bản tin về việc hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà tại cuộc thi Miss World 2021 được diễn ra tại Puerto Rico, một hòn đảo thuộc Hoa Kỳ, trong phần biểu diễn tài nghệ, cô ta đã đánh cây đàn loại đàn dân tộc thiểu, T’rưng, trình diễn bài “Cô gái vót chông” để tiêu diệt “giặc Mỹ”, đầy mùi thù hận, sắt máu Nhạc phẩm “Cô gái vót chông”, do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Lô Mô Y Choi, người thượng Ê Đê, ca ngợi con gái Tây Nguyên vót chông giúp giệt ‘giặc Mỹ’-từng được quân Cộng sản miền Bắc dùng để tuyên truyền, kích động dân chúng ra tiền tuyến, chống Mỹ, cứu nước-có câu “Mỗi mũi chông nhọn hoắt căm thù, xiên thây quân cướp nào vô đây” hay “Còn giặc Mỹ cọp beo, Em chưa ngừng tay vót chông làm cạm bẫy.” Những loại nhạc kiểu tuyên truyền của Việt Cộng thì nhiều lắm. Ví dụ bài hát “Quê em miền trung du” của Nguyễn Đức Toàn ca tụng Võ Thị Sáu, đặc công khủng bố, có câu: “Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta, miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người con gái anh hùng, đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở”. Theo sách giáo khoa và các tài liệu của nhà nước Việt Cộng, “chị Sáu” đã hai lần ném lựu đạn vào kẻ thù. Giết hơn 20 lính Pháp. Bị kết án tử hình, và bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo. Võ Thị Sáu còn được nhắc đến qua các bài hát, phim, truyện. còn được đặt cho nhiều con đường, trường học. Nhưng thật ra, sau này nhiều tài liệu cho thấy “ chị Sáu” là một người điên điên, khùng khùng. Chuyện ném lựu đạn tại Đất Đỏ, tuy có, nhưng là do chị bị xúi bậy. Không có sĩ quan, binh sĩ nào của Pháp hay Việt gian thiệt mạng mà chỉ có thường dân mất mạng khi lựu đạn được liệng vào giữa chợ… Bài ca để vinh danh liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm, du kích Tiền giang, có câu “Vẫn mãi tung bay cánh chim Hồng Gấm…Dâng tuổi xuân cho đất nước quê hương, tấm gương Hồng Gấm kiên trung…”. Chúng dựng lên là Hồng Gấm chiến đấu kiên cường với quân giặc trên 2 chiếc trực thăng vũ trang trước khi hy sinh trên cánh đồng quê hương. Còn chuyện liệt sĩ, huyền thoại thì vô số. Như “người mù huyền thoại trên đỉnh Trường Sơn” tên Alang Bhuốc, tuy mù nhưng “Ngày như đêm vượt suối xuyên rừng. Lưng cõng nặng những chuyến hàng ra trận. Chiếc gậy trên tay là đôi mắt dẫn đường”. Nào là Nguyễn Văn Trỗi- tên khủng bố có nhiệm vụ đánh bom ám sát Bộ Trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNanara đang thăm Sài Gòn. Nhưng Kế hoạch bị bại lộ, bị bắt, và chính quyền Việt Nam Cộng hòa kết án tử hình. Tố Hữu đã viết bài thơ ca tụng là: tại pháp trường Nguyễn Văn Trỗi đã hô to “chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng và hoan hô Hồ Chí Minh” 3 lần. Thế nhưng, sau này có một video cho thấy toàn bộ vụ hành quyết tên Nguyễn Văn Trỗi, chẳng có đoạn nào gọi là lẫm liệt như Cộng Sản ca tụng cả. Bắc Việt đã sản xuất ra hàng chục bản nhạc, thơ, tranh, sách, phim, và cả nhạc kịch, nhằm tuyên truyền về câu chuyện phi thường của một người lính tải đạn, tên Nguyễn Văn Bé, sau khi bị bắt, đã một mình dùng mìn tiêu diệt 69 lính Mỹ và lính miền Nam. Sự thật Nguyễn Văn Bé chỉ là một chiến binh nhát gan, chưa lâm trận, đã vội đầu hàng ngay quân đội Việt Nam Cộng Hòa! Cộng Sản Việt Nam lại có chương trình vinh danh các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, với chủ đề “Một Thời Hoa Đỏ”. Những bà mẹ này đã dấu diếm, che chở cho cán binh Cộng Sản, tiếp tế lúa gạo nuôi chúng, chỉ điểm để Việt Cộng bắt quân lính của Việt Nam Cộng Hòa, thì được Trịnh Công Sơn ca tụng: “ Mẹ νề đứng dưới mưɑ. Ϲhe đàn con nằm ngủ. Ϲɑnh từng bước chân thù. … Mẹ đứng dưới mưa, che từng căn nhà nhỏ, xóa sạch vết con về…” Hoa Hậu Đỗ Thị Hà trả lời rất tự tin, khi ban giám khảo phỏng vấn biết “chông” là gì, để làm gì? cô ta trả lời “ chông vót từ cây tre ra. Thời kháng chiến chống Mỹ, người dân dùng chông cắm dưới hầm ngụy trang. Bọn giặc Mỹ dẫm phải, sụp xuống, bị đâm lòi ruột, chết liền” và khi được hỏi” vậy bạn có rung cảm với lời bài hát khi trình diễn bản nhạc không? Cô ta nói “Không chỉ rung cảm, mà tôi còn ghi lòng tạc dạ, ngấm sâu vào tận huyết quản tinh thần của bài hát nữa. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thành công, theo đúng chỉ thị của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cây người Đỗ Thị Hà đang được đâm chồi nẩy lộc, dằn mặt Mỹ ““Còn giặc Mỹ cọp beo, Em chưa ngừng tay vót chông làm cạm bẫy.”” Đừng mơ tưởng “Nối Vòng Tay Lớn” nhé! Thu Nga

Bình luận: Một Loại Nghĩa Địa

Tối thứ Tư, 24/11/2021 đã có một thảm họa xảy ra ở eo biển giữa Anh và Pháp. Giới chức Pháp cho biết trong số 27 người chết có 17 đàn ông, 7 phụ nữ, trong đó có một người đang mang thai và 3 trẻ em., khi họ đang cố đi vào nước Anh. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã phát biểu trong xúc động, "không cho phép Eo biển La Manche biến thành nghĩa địa", và ông cũng đã yêu cầu mở một cuộc họp khẩn cấp của các bộ trường Âu Châu đề bàn về nạn di dân. Theo hãng thông tấn BBC Newnight, thì chỉ trong ngày thứ Tư tìm cách sang Anh từ Pháp là 25 chiếc. Trong những tháng qua, có ngày con số 'thuyền nhân" lên tới hơn 1000. Nước Anh phê phán Pháp "không làm đủ" để chặn người di cư cứ điềm nhiên ra bến, khuân vác thuyền và ra khơi để bơi sang Anh, bất kể sóng to gió lớn. Còn nước Pháp thì đổ thừa luật lao động ở Anh quá dễ dãi, "cho người không giấy tờ làm việc cho nên Anh trở thành "nam châm thu hút người nhập cư lậu". Eo biển La Manche là một trong những tuyến hành hải đông đúc nhất thế giới và các tàu hàng, tàu khách lớn có thể gây sóng to lật dễ dàng thuyền phao của di dân. Trong vài tuần qua đã có ít nhất 10 vụ tử vong đếm được trên tuyến đường biển ngắn, nối Pháp với Anh mà đoạn hẹp nhất chỉ có gần 30 km. Đa số người tìm cách vào Anh đến từ Trung Đông, Nanm Á, châu Phi, và Việt Nam. Nói về người Việt Nam thi người ta nhớ tới vụ 39 người Việt chết trong container ở Essex, Vương quốc Anh. Người Việt tiếp tục di cư sang Anh rất nhiều là những người miền Trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa. Họ sang Anh phần đông, làm trong các salon móng tay, làm đầu bếp, nấu ăn cho nhà hàng và làm bồi bàn và làm nghề phạm pháp trồng thuê cần sa. Một bài trên trang Telegraph, tháng 8 năm nay, cho hay "vì đi bằng container đã trở nên nguy hiểm, các nhóm buôn người chuyển sang đưa người Việt Nam vào Anh bằng thuyền. Bài báo này cho hay "sau khi cập bến Anh Quốc, và bị bắt giữ, tất cả người dân những nước khác xin tỵ nạn, còn người Việt Nam lẩn trốn đi nhanh chóng". Tất cả những sự việc này cho thấy những tuyến đưa người sang Anh và châu Âu từ VN vẫn hoạt động mạnh, mặc dù đã có vài nỗ lực ở cấp nhà nước hai bên để cố gắng làm giảm hiện tượng này sau vụ 39 tử thi ở Essex cuối 2019. Lúc được chuyển lên tàu hàng ở hải cảng Zeebrugge, Bỉ, để sang Anh, bên trong container không còn sóng điện thoại. Tuy nhiên, những bản ghi âm được tìm thấy trong 50 chiếc điện thoại mà cảnh sát thu thập được hé lộ nhiều lời từ biệt của họ với người thân. Những lời nhắn đều than trong tuyệt vọng “con không thở được!”. Thảm họa ngày 24 tháng 11, 2021, chỉ một ngày trước ngày lễ Thanksgiving , một trong những ngày lễ lớn nhất của Hoa Kỳ. Câu chuyện Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ phải bắt đầu từ lúc con tàu Mayflower chở di dân Thanh Giáo từ Anh quốc đi Tân Thế Giới vào ngày 6 tháng 09/1620. Khi đến miền đất mới , đoàn di dân đã trải qua một mùa đông đầu tiên vô cùng khắc nghiệt làm chết 47 người trong số hơn 100 thành viên của Mayflower Khi nói về chiếc tàu Mayflower, người Việt tị nạn lại nhớ tới những chiếc thuyền mong manh, đưa người Việt trốn chạy từ chế độ Cộng Sản, đi tìm cái sống trong cái chết, hàng vạn người đã bỏ mình trên biển cả. Họ chắc chắn biết trước cuộc ra đi của họ đầy gian khổ, có thể chết, vì họ đã không thể thở được ở quê hương họ, nơi Cộng Sản đang thống trị. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron nói trước thảm họa 24/11, là "không cho phép Eo biển La Manche biến thành nghĩa địa", vậy ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm, không cho phép Việt Nam biến thành nghĩa địa? Vì dân VN vẫn tiếp tục liều mình, chết trên biển cả trong thùng đông lạnh vì không thể thở được trong không khí nghĩa địa của chế độ Cộng Sản Thu Nga

Bình luận: Cách Mạng Không Lối Thoát

Mới đây, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nói rằng, ông đang cân nhắc việc Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông 2022 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh. Các nhà lập pháp của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều kêu gọi tẩy chay ngoại giao, như một biện pháp phản đối việc Trung Cộng vi phạm nhân quyền. Việc đàn áp nhân quyền của các nước Cộng Sản như Trung Cộng và Việt Nam đều năm trong cái gọi là “Cách Mạng Văn Hóa Đầu năm 2021, có một người phụ nữ từng trải qua Cách mạng Văn hóa ở Trung Cộng- Trong chương trình “Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ” của The Epoch Times ngày 12/10, đã có buổi nói chuyện với bà Xi Van Fleet, một phụ nữ đến từ Trung Cộng hiện sống tại Virginia. Bà nói bà muốn thức tỉnh mọi người, và rằng “Kết quả của Cách mạng Văn hóa là sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội”. Bà Van nói, ở Trung Cộng những tội danh bị đưa ra đấu tố bao gồm tội “phản cách mạng”. Còn ở Mỹ thì các tội danh có tên gọi mới mẻ hơn, là “phân biệt chủng tộc”. Khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, bà Van là một học sinh lớp 1, bà đã trải qua toàn bộ những năm còn đi học trong cái gọi là “Cách mạng Văn hóa”. Trong đó có rất nhiều chính sách tai hại mà Mao Trạch Đông đã thực hiện, và một trong số đó, đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp, làm khoảng 40 triệu người chết đói. Mao Trạch Đông loại bỏ những kẻ thù chính trị của mình và hủy hoại văn hóa truyền thống của Trung Hoa, là ra lệnh phá bỏ Tứ cựu- Đó là Tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và tập quán cũ. Hồng vệ binh đã phá bỏ hàng loạt các bức họa Phật giáo, hủy hoại đền, chùa, chúng lục soát từng nhà, tịch thu và phá bỏ bất cứ thứ gì thuộc về truyền thống. Ở Việt Nam, danh từ “Văn Hóa”, đã bị lạm dụng một cách bừa bãi, cái gì cũng có chữ “văn hoá” đi kèm, như là “ tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”, “Nhà văn hóa”. Còn sách dâm dục, ảnh khiêu dâm, phim con heo, sex toy…” thì được đặt là “văn hóa phẩm đồi trụy”. Khi người ta than phiền nạn cướp giật, ẩu đả xảy ra ở đền Thánh Gióng- thì ông phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng “Đây là cướp có văn hóa, cướp trong tục lệ. Nếu không cướp thì không phải tự nhiên mà lộc thánh đến với mình”. Việt Cộng còn tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh được unesco phong là “danh nhân văn hóa thế giới”- năm 1990, nhưng chưa bao giờ họ đưa ra cái bằng tưởng lục này, vì đó chỉ là sự dối trá. Việt Cộng cũng đã phát động “Cách Mạng Văn Hóa”, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, chúng phá bỏ những di sản của dân tộc có từ thời Pháp, chặt cây, dời tượng, đốt sách, thay đổi nền giáo dục, thanh trừng đối lập, bỏ tù những ai dám lên tiếng chống đối độc tài, phá chùa, phá nhà thờ, đàn áp tôn giáo v…v… Thế nhưng người Việt tị nạn Việt Cộng, và bà Van tị nạn Tàu Cộng, đang chứng kiến những sự việc giống giống như “Cách Mạng Văn Hóa” đang xảy ra tại Mỹ, kể tù vụ án George Floyd, một tên tội phạm da đen, không may bị một cảnh sát da trắng đè cổ chết, đã xảy ra những trận cướp bóc kinh hoàng, tiếp theo là phong trào Black Lives Matter nổi lên khắp nơi, họ phá nát những di sản quốc gia, các tượng vĩ nhân bị đập hoặc giật sập, đốt ty cảnh sát, giết cảnh sát, cướp của, giết người gieo tai ương cho nước Mỹ không thể nào tả xiết. Rõ ràng có bàn tay đang làm cuộc cách mạng văn hóa tại Hoa Kỳ. Hễ cứ không thích điều gì thì phe cánh tả cũng gọi là “phân biệt chủng tộc”. Họ khuyến khích đưa vào học đường lý thuyết Chủng tộc CRT, để cho rằng: nếu là người da trắng, thì đó là kẻ áp bức. Còn nếu là người da đen, thì là người bị áp bức. Ông Biden c òn nói mọi người hãy báo các thành viên gia đình và bạn bè của mình cho chính phủ liên bang, nếu cho rằng những người đó “phân biệt chủng tộc”. Bà Van kêu gọi tất cả những người nhập cư yêu mến nước Mỹ hãy lên tiếng để bảo vệ nền tự do tại Mỹ trước sự tấn công của một cuộc Cách mạng Văn hóa. “Đây là cơ hội cuối cùng của chúng ta. Nếu chúng ta không cứu đất nước này, chúng ta sẽ không còn nơi nào để đi Vì kết quả của Cách mạng Văn hóa là sự sụp đổ hoàn toàn của xã hội”. Người Việt cũng đẵ thấy rõ như bà Van “Chúng ta sẽ không còn nơi nào để đi” Thu Nga

Bình luận: Không Bao Giờ Quên

Một trong những ngày lễ lớn của Hoa Kỳ, đó là ngày Lể Cựu Chiến Binh là ngày tôn vinh sự phục vụ của tất cả các cựu chiến binh quân đội Mỹ, sống hay đã chết. Cách đây 2 năm, người dân Dallas-Fort Worth và các vùng phụ cận đã có dịp chiêm ngưỡng bức tường đá đen, có tên “The Wall That Heals”, được triển lãm tại Audobon Park Soccer Field. Bức Tường Đen là do hội Vietnam Veteran Memorial Fund, một cơ quan nonprofit organization, thiết kế, cùng cơ quan đã dựng Vietnam Veterans Memorial ở Washington DC; họ bỏ nhiều công sức mang bức tường và chiếc mobile với những vật dụng hình ảnh của các cựu chiến binh, đi toàn quốc. Bức tường đá đen khắc hơn 58.000 tên tuổi của những người lính Hoa Kỳ, trong đó, kể cả nữ quân nhân, y tá, những người mất tích trong khi đang thi hành phận sự…. Họ đã sát cánh với quân đội miền nam Việt Nam, bảo vệ nền tự do, trước sự xâm lăng của Cộng Sản với sự yểm trợ của Nga, Tàu từ phương bắc. Tại Audobon Park, cũng đã diễn ra buổi lễ “Welcome Home” rất cảm động. Một hình thức chào đón những cựu chiến binh về từ Việt Nam, mà đáng lẽ họ đã được chào đón, vinh danh từ lúc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thế nhưng, thời bấy giờ, đau buồn thay, khi họ trở về với những vết thương tinh thần, và thể xác, họ đã bị chính dân chúng Mỹ phỉ nhổ, nguyền rủa vì dân Mỹ đã tin theo nhóm phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam, loan những bản tin sai lạc, dối trá. Chính phong trào phản chiến Mỹ, đã đâm sau lưng chiến binh Hoa Kỳ và chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Cho tới năm 2011, tức là 38 năm sau khi rút quân khỏi Việt Nam, Thượng Viện Mỹ mới âm thầm thông qua một resolution, công nhận ngày 30 tháng 3 là ngày “Welcome Home Vietnam Veterans Day.” Ngày 29 tháng 3 năm 2012, tổng thống Barack Obama tuyên bố là ngày Vietnam Veterans Day, Và “proclamation” này chỉ đưa ra một lần. Tới ngày 29 tháng 3 năm 2019, tổng thống Donald Trump đã ký công nhận “Vietnam War Veterans Recognition Act of 2017. “The Act” vinh danh Vietnam Veterans- Ngày 29-3 là ngày rút đơn vị quân đội cuối cùng ra khỏi Việt Nam. Những kẻ phản chiến gộc như John Kerry đã điều trần dối trước Quốc Hội Hoa Kỳ là binh lính Mỹ sang Việt Nam đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ và giết trẻ con. John Kerry, cách đây vài năm ông đã đươc Cộng Sản Việt Nam vinh danh, đươc tuyên dương như một nhà đấu tranh lãnh đạo phong trào phản chiến Mỹ, giúp Cộng Sản thôn tính miền Nam, đưa dân Việt vào lịch sử tăm tối nhất. Mỗi năm tới ngày lễ Cựu Chiến Binh và ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong, thì bài thơ của bác sĩ thi sĩ John McCrae lại được nhắc tới: “Trên những cánh đồng Flanders hoa Anh túc nở rộ , Xen kẽ giữa những thập tự giá đặt từng hàng ,Nơi ghi lại vết tích của chúng tôi; Và ở trên trời những con chim sơn ca ,Bay lượn cùng anh dũng hót vang, dù chẳng nghe được rõ, bởi quyện lẫn với tiếng súng phía dưới. Chúng tôi đã ra đi. Không lâu đâu trong những ngày vừa qua. Chúng tôi đã sống thật lòng, rung cảm cảnh mặt trời mọc, hoàng hôn buông. Đã yêu và đã từng đuợc yêu, và giờ đây chúng tôi nằm xuống.Giữa những cánh đồng Flanders .Các bạn hãy tiếp tục cuộc chiến với kẻ thù của chúng ta, Nâng cao bó đuốc đã trao lại các bạn khi chúng tôi ngã gục. Nếu các bạn mất niềm tin với chúng tôi, những người vắn số .Thì chúng tôi sẽ chẳng ngủ, dù hoa Anh túc nở đầy .Trên những cánh đồng Flanders.” Nhân ngày Lễ Cựu Chiến binh chúng ta tri ân những người lính QLVNCH đã đi vào long đất mẹ, cùng với 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trên chiến trường Việt Nam và vinh danh những người lính Hoa Kỳ, đang thi hành sứ mạng bảo vệ xứ sở, và những người lính VNCH vẫn tiếp tục giơ cao ngọn đuốc đấu tranh dưới mọi hình, hầu mong một ngày dành lại tự do độc lập cho quê hương Việt Nam Thu Nga