Bình luận: Còn Man Trá Nào Hơn.

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTrong dịp tết Nguyên Đán Quý Mão, những người đi viếng đồi Charlie ở Kontum, nơi xảy ra trận chiến ác liệt Tháng Tư năm 1972, họ phát giác Miếu thờ Đại tá Nguyễn Đình Bảo, đã bị đập phá tan nát. Những người chứng kiến sự đập phá tàn bạo này đều xúc động và căm phẫn. Trước đó người ta thấy, gần điểm 1015 Charlie, có hai chiếc xe vận tải đi lên đồi, cùng các viên chức nhà nước, trước khi vụ đập phá diễn ra.Trong khi phần tượng Phật kề bên thì không có dấu hiệu nào đụng chạm đến, cho người ta tháy rằng đây không phải là một hành động phá hoại cho vui, không chủ đích, vì nơi tưởng niệm Đại tá Nguyễn Đình Bảo và những tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa nằm ở một khu riêng biệt. Nơi đây, sau khi chiếm đỉnh đồi do hai tiểu đoàn lính dù Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ, Sư đoàn 320 của Bắc Việt đã hoàn toàn bị tiêu diệt dưới trận mưa bom B52. Lý do khác nữa là từ năm 2020, rộ lên phong trào tìm về các ký ức lịch sử của giới trẻ miền Nam Việt Nam, cũng như hậu duệ của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Và đồi Charlie là một trong những nơi được các group hay rủ nhau thăm viếng; rồi họ kể cho nhau nghe giai đoạn quân đội VNCH đã hào hùng bảo vệ đất nước như thế nào trước chủ nghĩa cộng sản. Những sự kiện về trận Charlie và Đại tá Nguyễn Đình Bảo được truyền lại, xuất hiện trên nhiều diễn đàn khiến nhà cầm quyền điên tiết. Cho nên đây là một cái gai khác đảng và nhà nước phải nhổ. Đồng thời nhóm “dư luận viên của chúng đã tấn công các trang bàn luận về vấn đề này và viết những bài bôi bác chi tiết sự thật lịch sử. Cũng trong cùng thời gian đón Tết Quý Mão 2023, báo Công thương - cơ quan ngôn luận của Bộ Công thương và là diễn đàn của giới công thương Việt Nam - có bài viết về những sự kiện, họ liệt kê những ngày lễ đặc biệt trong tháng 2 năm 2023- Ngoài ngày Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày Thần tài, ngày Valentine, ngày Quốc khánh Kuwait, nhưng lại không hề có ngày 17 tháng 2, là ngày Trung Cộng khởi sự cuộc chiến biên giới Việt- Trung, mà Đặng Tiểu Bình nói là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cộng Sản rõ ràng muốn xóa bỏ lịch sử, muốn dân chúng quên cái ngày kinh khủng, tai ương đó đi. Trong khi bên phía Trung Cộng chúng vẫn khoe khoang ăn mừng ngày đó. Một số nhà quan sát cho rằng, từ sau Hội nghị Thành Đô, Việt Nam đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược và chống xâm lược ra khỏi sách giáo khoa. Không có một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào về ngày này. Lý do có thể vì những cam kết không nhắc lại quá khứ từ hai phía để xây đắp tình hữu nghị trong tương lai. Theo bài viết có tựa “Why Won’t Vietnam Teach the History of the Sino-Vietnamese War?” của tác giả Travis Vincent trên tờ The Diplomat, thì năm 2001 sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 kể lại cuộc chiến tranh chỉ trong 24 dòng ở cuối sách. Đến năm 2018 giảm xuống chỉ còn 11 dòng. Ngoài ra, phần mở đầu của Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam đã gọi Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam “cũng đã bị loại bỏ khỏi Hiến pháp 1980. Đến năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Trung Cộng bảo sao, Việt cộng nghe vậy. Nên Việt Cộng rất sợ dân chúng mỗi năm làm lễ tưởng niệm những người đã bị quân Tàu giết một cách dã man trong trận chiên biên giới vì sợ anh láng giềng tốt nổi giận. Câu hèn với giặc, ác với dân là quá đúng cho với đảng cộng sản Việt Nam. Chúng trả thù chính người dân của họ, kẻ sống bị trả thù đã đành, người chết cũng bị đào mồ xới mả. Hành động ủi sập bức tượng tiếc thương trước nghĩa trang Biên Hòa, ròi tiếp theo là tìm cách xóa bỏ nghĩa trang là một bằng chứng hùng hồn, cảnh tỉnh những ai còn tin vào lời hô hào “xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải của Việt Cộng chỉ là lời nói bịp bợm, xảo trá, mị dân. Ngoài việc đập phá nơi thờ tự đại tá Nguyễn Đình Bảo, là vụ cho thanh thiếu niên của chúng tẩy chay cô Hanni. Cho rằng Hanni mang tư tưởng chống Cộng cực đoan; trong khi đó Hà Nội đã đề ra cái gọi là Nghị quyết 36 là: “Không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài..” Nhưng tất cả những nội dung “tốt đẹp” nầy qua sự kiện “tố khổ” Hanni Phạm với tội danh “TỘI VNCH” đã bày ra sự thật tệ hai. Có sư gian man trá nào hơn cái Nghị quyết 36 của chúng đẻ ra! Thu Nga