Bình luận: Điêu Tàn Lại Nối Điêu Tàn

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionBình Điêu Tàn Lại Nối Điêu Tànluận Tiếp lời với dân biểu Hoa Kỳ, Michelle Steel nêu sự quan tâm và lo ngại về tình trạng “đáng buồn” của nơi được xem là một di sản của Chiến tranh Việt Nam, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper nói “Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của những tử sỹ Việt Nam Cộng hòa, đúng là cần được đại trùng tu “ Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, trong cuốn sách “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation with Vietnam” (Không gì là không thể: Quá trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam) ra mắt vào năm 2021, cho biết rằng nhà cầm quyện Sản Việt Nam đã để cho Nghĩa trang Biên Hòa bị hư hỏng tồi tệ, và không cho phép cộng đồng người Mỹ gốc Việt chăm sóc nơi đây. Và trong nhiệm kỳ đại sứ từ 2014- 2017, đã từng đề nghị Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho phép người thân của các tử sỹ VNCH được “đào mương và cắt rễ cây”, vốn là nguyên nhân gây xói mòn đất mộ khi mùa mưa đến khiến các quan tài bị cuốn trôi. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà – nơi yên nghỉ ngàn thu của 16,000 tử sĩ QLVNCH. Đây là một di sản lịch sử thiêng liêng của dân tộc, đã bị Việt Cộng âm mưu triệt hạ, xóa bỏ một cách rất có bài bản rất qủy quyệt: Sau khi cưỡng chiếm xong miền Nam, VC trả thù người sống, bằng các trại tù, mệnh danh “cải tạo”, còn người chết, để trả thù, đầu tiên, VC giật sập bức Tượng Thương Tiếc trước ổng nghĩa trang. Cho đến ngày 27/11/2016, thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng ký văn bản đồng ý tu bổ và chuyển mục đích sử dụng của nghĩa trang thành dân sự. vì vậy, người ta không còn gọi là nghĩa trang quân sự Biên Hòa nữa. Thay vào đó, nó được gọi là nghĩa trang Dân Sự Bình An, để bất cứ ai chết, ngay cả những tên tội phạm, cướp của giết người cũng có thể chôn ở đây! Nhà cầm quyền tuyệt đối cấm không cho thân nhân tử sĩ đến tảo mộ, sửa sang, tu bổ các mộ phần. Và tuy là chúng không đào các mộ phần để lấy hài cốt mang đi thủ tiêu như chúng đã làm đối với các nghĩa trang quân đội khác, nhưng chúng đã đập phá các ngôi mộ, đập nát các mộ bia, chúng dùng súng bắn thẳng vào mắt, vào mặt, vào đầu những tấm di ảnh gắn trên mộ bia tử sĩ. Chúng dung súng, búa, dao hay đinh nhọn đóng hay đập tan nát hình ảnh mộ bia, phóng uế bừa bãi lên một phần của người chết. Trâu bò tha hồ vào ăn cỏ trên những nấm mộ bị đào xới hoang tàn. Chúng còn trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ, với mục đích thâm độc là cho rễ cây ăn luồn sâu, đục khoét vào các mộ phần để cho linh hồn người chết vẫn phải đau đớn. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nghĩa trang mang tầm vóc một Nghĩa Trang Quốc Gia tương tự như Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington của Hoa Kỳ Mà trong khi đó, tại nước Mỹ, sau khi nội chiến chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không có trại cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương. Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy. Nhưng ngày nay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Washington có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial. Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Đây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau: "Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.Ở đây chỉ đơn giản, thuần túy là nhiệm vụ. Những người nằm ở đây đã hiểu rõ là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh, đã liều thân và sau cùng đã chết." Ông bà ta có câu “sống cái nhà, thác cái mồ” nhưng dưới chế độ Cộng Sản, “nghĩa tử không còn nghĩa tận”. 16,000 ngôi mộ tử sĩ dưới mộ bị lăng nhục, và linh hồn của họ, cho tới nay vẫn còn vất vưỡng trên đầu cây ngọn cỏ như lời thơ của Thanh Nam :... Ta như người lính vừa thua trận, Nằm giữa sa trường nát gió mưa,Khép mắt cố quên đời chiến sĩ,Làm thân cây cỏ gục ven bờ,Chợt nghe từ đáy hồn thương tích,Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa... Nghĩa trang Biên Hòa niềm đau nhức nhối, “từ lúc miền Nam loang bóng giặc, điêu tàn thôi lại nối điêu tàn” (Thơ Quang Dũng/Đôi Mắt Người Sơn Tây Từ độ thu về hoang bóng giặc,điêu tàn thôi lại nối điêu tàn”) Thu Nga