Bình luận: Gọi Là Góp Công

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionCựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ngày 18/7, đã đi thăm Trung Cộng Ông Kissinger viện lý do “sự cần thiết của việc giải quyết đúng đắn sự ngoại giao Mỹ – Trung, tránh để xảy ra chiến tranh giữa hai nước, đảo ngược tình thế khó khăn hiện nay” . Tuy nhiên mờ màn cho cái gọi “củng cố hữu nghị”, ông Vương Nghị, Nhà ngoại giao cao cấp của Trung cộng đã noi với Henry Kissinger rằng, “không thể kiềm chế hoặc bao vây Trung Quốc” Và rằng “Sự phát triển của Trung Cộng không thể chối cãi”., nhưng cũng đồng thời ca ngợi vai trò của cựu ngoại trưởng Mỹ trong việc mở rộng quan hệ giữa hai cường quốc. Đây là chuyến thăm bất ngờ của Kissinger tới Trung Cộng. Nhưng không phải là chuyến đi bất ngờ hay bí mật đầu tiên, ông ta cũng đã quen thuộc với Trung cộng lắm rồi. Tháng 7/1971, Kissinger – khi đó là cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đã bí mật bay đến Bắc Kinh với cái gọi là sứ mệnh thiết lập quan hệ với Trung Cộng. Và Chuyến đi này đã tạo tiền đề có tính cách bước ngoặt của Tổng thống Richard Nixon, người vừa tìm cách làm náo động Chiến tranh Lạnh, vừa tranh thủ sự giúp đỡ để chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Điều đáng nhớ là lúc ấy, những lời đề nghị của Mỹ đối với một Táu Cộng, đang bị cô lập, đã góp phần đưa Trung Cộng vươn lên trở thành một cường quốc sản xuất và nền kinh tế lớn nhất thế giới sau Hoa Kỳ. Nói tới Kissinger, chúng ta cũng không quên sự đóng góp của ông ta là dâng miền Nam cho Cộng Sản Việt Nam từ phương Bắc. Trong 3 năm từ 1970-1972, Lê Đức Thọ và Henry Kissinger dự hàng chục phiên đàm phán căng thẳng tại Paris để chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình ở Việt Nam. Thật ra, đàm phán bốn bên tại Paris bắt đầu từ năm 1969, nhưng bị bế tắc, và để giải quyết cho nhanh, Mỹ và Hà Nội sắp xếp những liên lạc bí mật với 2 nhật chinh là Lê Đức Thọ và Kissinger. Kissinger và Lê Đức Thọ đã đạt được Hiệp định Hòa bình Paris vào tháng 1 năm 1973, hoàn thành việc rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Miền Nam đã từ chối ký thỏa thuận và tuyên bố bị phản bội vì lực lượng của Hà Nội không bị buộc phải rút khỏi miền Nam- Trong khi Chiến tranh tiếp diễn ác liệt, lực lượng của miền Bắc nhanh chóng tiến vào miền Nam, trong khi miền Nam phải chiến đấu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Kissinger được xem như nhân vật thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc vì Kissinger có quyền sàng lọc các tin tức về an ninh, quốc phòng và ngoại giao trước khi trình lên Tổng Thống với tư cách thi hành, mà ông ta không phải chịu trách nhiệm với ai cả. Từ năm 1968 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Kissinger đã điều khiển chiến tranh Việt Nam bằng sự gian dối với Quốc hội, với người dân Mỹ, với Đồng Minh. Theo ước tính của những chuyên gia viết lịch sử, đôi bàn tay của henry Kissinger đã nhuốm máu của hơn 3 triệu người, đủ mọi sắc tộc và quốc gia khác nhau, trong đó có 223,748 người Việt, gồm có dân thường và những quân nhân. Henry Kissinger đã luôn né tránh các câu hỏi về vụ đánh bom và thảm sát ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong nhiều thập niên. Nay Kissinger quay trở lại Trung cộng, ông Vương Nghị ca ngợi những sự đóng góp lịch sử của ông Kissinger cho sự phát triển phá đi sự băng giá ngoại giao Trung -Mỹ, và tạo nên sự phát triển của Trung Cộng, một quốc gia hung hăng với giấc mộng làm làm bá chủ hoàn cầu. còn người Việt tị nạn Cộng Sản nhân này quốc hận 20-7-1954, của tên tội đồ Hồ Chí Minh, chúng ta cũng không bao giờ quên một trong những tên tội đồ khác là Kissinger-mà qua bản Hiệp Định Paris, chánh phủ của Nixon tự xem như đã đạt được hòa bình trong danh dự- Nhưng trên thực tế, Hiệp định Paris là một cuộc bại trận nhục nhã của Mỹ, một bản văn của Nixon-Kissinger bán miền Nam cho Cộng Sản để trao đổi những quyền lợi Mỹ và khối Cộng Sản. Thu Nga