Bình luận : Ngốn hết

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionTin từ Việt Nam cho biết một hiệu trưởng một trường tiểu học người Thượng ở Lào Cai có thể bị mất chức và Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam đang điều tra sau khi hình ảnh các em nhỏ ở trường phải ăn bữa sáng nghèo nàn bị đưa lên truyền hình trong nước Sự việc xảy ra ở Trường phổ thông dân tộc tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Hình ảnh trong một phóng sự được phát trên đài truyến hình VTV24 của vào tối 16/12 cho thấy các em ăn cơm chan với canh, mà canh là hai gói mì ăn liền nấu loãng. Nhưng để đánh bóng chế độ, báo chí của đảng hay đăng tin là các cấp lãnh đạo thường đến thăm các trường dân tộc nội trú để ra vẻ là họ quan tâm của với chính sách an sinh xã hội dành cho các khu vực nghèo khổ. Cũng nhu một trong những khẩu hiệu dán đầy các trường học là “Không ai yêu thiếu nhi bằng bác Hồ”. Một câu chuyên được Đại tướng Việt Cộng Võ Nguyên Giáp đã viết trong cuốn sách: “Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết là “ làTháng 8-1945, Hồ Chí Minh và đại biểu khắp nơi đến dự để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc, thì đại biểu các dân tộc Tày, Trại, Nùng cũng đến chào mừng, thăm hỏi. Hôm đó có khoảng 2, 3 em nhỏ chừng ba bốn tuổi trong xóm ra chơi trước đình. Các em đều xanh gầy, bụng ỏng, đít teo, trần truồng, lấm lem, đi chân đất. Võ Nguyên Giáp viết “Bác Hồ trông thấy rất thương, xúc động, nói với đại biểu là” Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho các cháu được ăn no, có quần áo mặc”. Võ Nguyên Giáp viết tiếp “Câu nói đó của Người mãi mãi ghi sâu trong trí nhớ mọi người có mặt trong buổi họp và ai cũng thấy có trách nhiệm thiêng liêng chăm lo cho đời sống trẻ em được no cơm, ấm áo” Cho tới bây giờ mặc dầu những khẩu hiệu, những biểu ngữ vẫn giăng đầy các lớp học kể cả vùng cao nguyên, các dân tộc thiểu số như dân tộc H’Mong- lớp học chỉ là mái nhà tranh, vách lá, học trò không có một bộ áo quần lành lặn, có em chỉ bận áo không bận quần. Mùa đông giá lạnh mà chân không có một đôi giầy. Có em mang một đôi vớ lủng, thò những ngón chân tím ngắt ra ngoài nhưng vẫn phải nghe lải nhải lời của “cha già dân tộc” Để tôn vinh người tự phong “Cha Già Dân Tộc”, nhà nước Cộng Việt Nam đã cho xây tượng Hồ Chí Minh khắp nơi. Điểm đặc biệt là những địa phương nào nghèo nhất cũng chính là những nơi có tượng nhiều nhất. Khi nhìn cảnh những em bé không có quần bận, ngủ lăn lóc ngủ lóc ở bờ hè, góc phố người dân lại nhớ những câu ca dao xuất hiện sau năm 1975: “Có áo mà chẳng có quần. Lấy gì hạnh phúc hỡi dân Cụ Hồ”. Thế mà ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La nói "mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu". Việc Hồ Chí Minh thương Sơn La và dân tộc miền núi, cũng mỉa mai như như trước đây Tố Hữu cho là ông Hồ yêu miền Nam “…bác thường trăn trở, nhớ miền nam” vì “ Miền Nam thương nhớ Bác/ Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm” Mùa Noel n ăm nay những trẻ em bất hạnh khác ngày ngày phải dầm mưa dãi nắng kiếm sống trên các bãi rác, dưới song suối , trên vách đá cheo leo, hay trong các ổ mại dâm, trong các xưởng máy lao động xứ người…các em không có một ý thức nào về mùa Giáng Sinh đang đến. Cô bé bán diêm của tác giả Andersen ít ra trước khi chết trong giá tuyết cũng còn thấy qua ảo giác có ngỗng quay, bánh nướng, cây Noel, lò sưởi, những người thân…Còn những em bé Việt Nam nghèo trong nước bị ăn chận cả mì gói, không đủ dinh dưỡng, ước mơ một bữa cơm có thịt cũng không đạt được. Không có thống kê hay tin tức nào cho biết có bao nhiêu em bé Việt Nam đã chết đi trong lạnh lẽo, không có lấy một que diêm sưởi ấm! Bản tin về bữa cơm quá tồi tệ của các em học sinh dân tộc thiểu số cho thấy mỗi phần ăn gồm 2 gói mì chan cơm này được dành cho 11 học sinh và các em phải ‘tranh nhau ăn’- trong khi đó nhìn bảng thực đơn và bảng tài chánh công khai của trường này ghi rõ rằng 174 học sinh bán trú ở đây mỗi em có khẩu phần ăn sáng là 1 gói mì tôm và 1 quả trứng. Như vậy hai gói mì cho 11 em là khẩu phần bị đảng cướp Việt Cộng ngốn hết. Thu Nga