Bình luận: Run Không Kém

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionSau cái chết của Giang Trạch Dân, đảng Cộng Sản Tàu và Việt Nam tha hồ ca tụng ông này tới mây xanh, trong khi đó, những bài báo trên mạng nêu đích danh tội ác của Giang Trạch Dân Giang càng ngày càng nhiều. Cư dân mạng đã có nhiều bình luận như: “Hung thủ hung tàn cuối cùng đã chết. Sứ giả của địa ngục sẽ chào đón ông”, hoặc “Vậy là lợi cho lão quá rồi, thoát khỏi phán xét của luật pháp thế gian.” Giang Trạch Dân và đảng Cộng Sản Tàu đã bị Tổ chức Thế giới điều tra vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên khắp Trung Cộng. Tập đoàn Giang Trạch Dân còn mổ cướp nội tạng của những người tập Pháp Luân Công. Một trong những tội ác tày trời khác là vụ thảm sát Thiên An Môn, hay còn gọi là sự kiện “Lục Tứ, ngày 4 tháng 6”. Đến tận ngày nay, các bằng chứng về sự kiện Lục Tứ vẫn bị che giấu kín mít tại Trung Cộng, bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí quyền lực của ông Giang Trạch Dân và nhiều người khác. Rất nhiều nhà phân tích bình luận đã từng cho rằng, ông Giang Trạch Dân chính là người thu lợi nhiều nhất từ sau sự kiện này. Thời điểm diễn ra vụ thảm sát Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, có khoảng 300.000 quân ở Bắc Kinh, đã được lên kế hoạch để phát động cuộc tấn công vào đêm ngày 03/06. Khi thế giới thức dậy vào ngày hôm sau, 4/6, hơn 10.000 sinh viên và người dân không có vũ khí đã bị giết bởi súng đạn và xe tăng. Sau cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân ra lệnh bắt giữ những người biểu tình và những người ủng hộ sự kiện, đồng thời trấn áp mọi cuộc biểu tình, trục xuất các nhà báo nước ngoài, đồng thời Giang Trạch Dân đã ra lệnh sản xuất các chương trình truyền hình dựng cảnh sinh viên đốt xe quân sự, để những người không trực tiếp trải qua vụ việc sẽ tin rằng bạo loạn là do sinh viên tạo nên. Giang Trạch Dân cũng là người đã ban ân huệ “16 Chữ Vàng”cho đàn em Cộng Sản Việt Nam, sau khi Trung Cộng và Việt Nam thực hiện bình thường hoá quan hệ, nhà lãnh đạo cấp cao hai nước liên tiếp đi thăm lẫn nhau. Đầu năm 1999, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đã đề ra, và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định chính sách của 2 bên Trung-Việt, sau Hội nghị Thành Đô Năm 2002, khi lên kế vị Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào ban thêm cho lãnh đạo Hà Nội một gói 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt” Vì ôm cái gọi là “16 Chữ Vàng và 4 Tốt”,thì ngoài biển Đông ngư dân Việt bị hải quân Tàu trấn lột, bắt giữ đòi tiền chuộc, bị bắn giết, tàu cá bị đâm chìm. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị ngang nhiên sáp nhập vào huyện Tam Sa của Tàu. Biển Đông nghiễm nhiên trở thành ao nhà của Trung Cộng. Và cũng vì ôm 16 chữ vàng và 4 tốt, mà nay Viẹt Nam run sợ, không dám đăng tin biểu tình rầm rộ ở Trung Cộng, chống lại sự độc tài của nhà cầm quyền với chiến dịch Zero Covid-19. Truyền thông nhà nước Việt Nam, bị kiểm soát chặt chẽ bởi Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong số các tờ báo lớn, chỉ có Tuổi Trẻ online đêm 28/11 đưa tin về phản ứng của Liên Hiệp quốc và Anh quốc cùng Hoa Kỳ về biểu tình của dân chúng ở Hoa Lục. Tuy nhiên, Tuổi Trẻ đã gỡ bài báo này trước lúc mặt trời lên Trong lúc Tập Cận Bình đang chật vật đối phó với làn sóng phẫn nộ của dân chúng trong nước thì cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lăn đùng ra chết, phải chăng lịch sử đang lập lại? Vì năm 1987, Hồ Diệu Bang – một tổng bí thư đảng Cộng sản có khuynh hướng phóng khoáng – bị các đồng chí bảo thủ bắt ép phải từ chức và sau đó chết vào đầu năm 1989. Lễ tang của Hồ Diệu Bang khơi dậy những cuộc biểu tình lớn ở Bắc Kinh và nhiều thành phố khác, kết cục là vụ thảm sát kinh thiên động địa ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4 tháng Sáu 1989. Tuy Giang Trạch Dân không được dân chúng ủng hộ như Hồ Diệu Bang, nhưng những cuộc biểu tình vĩ đại hiện thời có thể trở nên vĩ đại hơn, như Thiên An Môn có thể xảy ra với tình thế hiện tại. Trung Cộng lo sợ mà Việt Nam cũng run không kém Thu Nga