Bình Luận: Tinh Hoa Chính Trị

Printer-friendly versionPrinter-friendly versionMột lần nữa, tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 12/10, Việt Nam bỏ phiếu trắng về một nghị quyết lên án “âm mưu sáp nhập bất hợp pháp” của Nga đối với bốn khu vực bị chiếm đóng một phần ở Ukraine, trong lúc có hơn 3/4 trong số 193 quốc gia thành viên LHQ bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết. Vào tháng 3, Việt Nam bỏ phiếu trắng cho một nghị quyết của Đại hội đồng LHQ yêu cầu bảo vệ thường dân ở Ukraine, cho phép cứu trợ được vào tận nơi, đồng thời lên án Nga đã gây ra một tình huống nhân đạo “thảm khốc”. Vào tháng 4, Việt Nam bỏ phiếu chống về nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ngày 30 tháng 9 2022, Nga đã chính thức sáp nhập bốn khu vực bị chiếm đóng của Ukraine, Putin nói rằng: “các khu vực này sẽ “mãi mãi” là một phần của Nga, dưới sự theo dõi của giới tinh hoa chính trị”. Trước hành động ngang ngược này, Kyiv đã phản ứng bằng một nỗ lực nộp đơn gia nhập Nato. Tuy lên án hành động leo thang của Nga, tuy nhiên tổng thư ký Nato Jens Stol/ten/berg đã nói rằng quyết định này thuộc về 30 thành viên của khối và khóng trực tiếp ủng hộ. Tổng thống Mỹ Joe Biden, tuy cũng cáo buộc Tổng thống Putin có "âm mưu lừa đảo" nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Ukraine, đồng thời cho rằng động thái này là "chà đạp lên Hiến chương Liên Hiệp Quốc” Thế nhưng Mỹ bác đơn xin gia nhập NATO của Ukraina . Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố “Mỹ cam kết thực hiện chính sách “mở cửa” về việc kết nạp các thành viên mới vào NATO, nhưng giờ chưa phải lúc thích hợp để xem xét đơn xin gia nhập của Ukraine”. Còn cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói rằng “theo quan điểm của Nga, Mỹ đã cố gắng thích hợp toàn bộ khu vực này vào một hệ thống chiến lược do Mỹ dẫn đầu. Do đó, ông nhấn mạnh rằng “việc đưa Ukraina vào NATO không phải là một chính sách khôn ngoan của Mỹ”. Nghe tới Kissinger và lời tuyên bố của ông, người ta nhớ đến chiến tranh Việt Nam mà phóng viên nổi tiếng Frank Snepp về câu chuyện “Hoa Kỳ đã 'bỏ rơi' VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973”, Ông Frank Snepp đã nói “ Kissinger đến Paris vào mùa hè năm 1972 để đàm phán với Lê Đức Thọ về những gì sau đó trở thành Hiệp định Hòa bình. Lúc đó Kissinger bàn với Nixon rằng nếu mọi thứ chỉ cần kéo dài đến tháng 10 tới, tức vài tháng nữa, hay nói cách khác, qua cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp, thì sẽ không ai thèm quan tâm đến điều gì xảy ra cho VN một năm sau đó, tức 1974, sẽ không ai còn quan tâm và Mỹ thì đã rút khỏi cuộc chiến từ lâu. Kissinger muốn đoan chắc rằng chiến tranh kết thúc ở Paris chứ không phải ở Sài Gòn. Hoà ước Paris dẫn đến một lệnh ngừng bắn ở Việt Nam đã được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Đó được cho là “hòa bình trong danh dự“ Vào tháng 10, Kissinger và Lê Đức Thọ được vinh danh là những người đồng nhận giải Nobel Hoà Bình. Chỉ có Kissinger chấp nhận, Lê Đức Thọ từ chối. Đến năm 1975, chiến thằng của cộng sản phương bắc, là vết nhơ cho cái gọi là di sản những nỗ lực hòa bình năm 1973 của Kissinger. Cái Di sản quả trớ trêu, là Kissinger đã nhận được giải Nobel Hòa bình, cho công việc của mình trong chiến tranh Việt Nam Cuộc chiến mà ông thất bại, lại là cuộc chiến mà ông được ghi công.“ Chính Kissinger đã bán miền Nam Việt Nam, và hiện thời Việt Nam đang rơi vào thời kỳ đen tối nhất của lịch sử, dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản: tự do căn bản của con người bị tước đoạt, nhân quyền bị chà đạp thô bạo. Mới đây, một lần nữa, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế lên tiếng cảnh báo về sự “thiếu cam kết tôn trọng nhân quyền” của Việt Nam, quốc gia vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc . Nhìn qua tình hình Ukraine, bom đạn của Nga đang cày nát đất nước nhỏ bé này, mà khối Nato, ngay cả Mỹ cũng từ chối cho Ukraine gia nhập khối Nato để được bảo vệ. Có phải bây giờ lịch sử hòa bình Paris, nay lại tái diễn ở Ukraine, có phải số phận của Ukraine lại chỉ là một con cờ trên ván bài chính trị như Việt Nam Cộng Hòa, như Putin đã tuyên bố ““các khu vực này sẽ “mãi mãi” là một phần của Nga, dưới sự theo dõi của giới tinh hoa chính trị”. Thu Nga